Argentina triệt sản 10.000 muỗi đực mỗi tuần để chống sốt xuất huyết

Các chuyên gia tại Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Argentina (CNEA) dùng bức xạ nguyên tử để triệt sản muỗi bằng cách thay đổi ADN của chúng, đối phó với dịch sốt xuất huyết.

Argentina triệt sản 10.000 muỗi đực mỗi tuần để chống sốt xuất huyết
Một con muỗi Aedes aegypti quan sát dưới kính lúp tại CNEA ngày 12/4.( Ảnh: Reuters/Agustin Marcarian).

Argentina đang phải đối phó với một trong những đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết tồi tệ nhất trong những năm gần đây, Reuters hôm 17/4 đưa tin. Năm nay, quốc gia Nam Mỹ này đã ghi nhận hơn 41.000 ca mắc bệnh lây truyền từ muỗi, cao hơn nhiều so với các đợt bùng phát lớn trước đó vào năm 2020 và 2016, theo dữ liệu của chính phủ.

"Do nhiệt độ ở Argentina và thế giới tăng lên, loại muỗi này có khả năng lan rộng hơn. Quần thể của chúng tiếp tục di chuyển xa hơn về phía nam", nhà sinh vật học Marianela Garcia Alba tại CNEA cho biết.

Để ứng phó, các nhà sinh học tại CNEA đã thử nghiệm triệt sản nguyên tử từ năm 2016. Họ đang triệt sản 10.000 muỗi đực mỗi tuần và đặt mục tiêu tăng lên 500.000 con. Các nhà khoa học dự kiến thả lứa muỗi đực triệt sản đầu tiên ra ngoài vào tháng 11.

"Chúng được triệt sản thông qua năng lượng ion hóa và những con đực vô sinh này sẽ được thả ra đồng ruộng. Khi chúng gặp gỡ muỗi cái hoang dã, con của chúng sẽ không thể sống sót. Vì thế, bằng cách liên tục thả những con đực như vậy, chúng tôi có thể giảm số lượng muỗi truyền bệnh", Garcia Alba cho biết.

Sốt xuất huyết lây truyền qua vết cắn của muỗi vằn Aedes aegypti. Các triệu chứng bao gồm sốt, đau mắt, đầu, cơ, khớp, buồn nôn, nôn và mệt mỏi. Những kỹ thuật tương tự để triệt sản động vật gây hại bằng bức xạ đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ, thúc đẩy các nỗ lực toàn cầu nhằm kiểm soát những bệnh như Chikungunya, sốt xuất huyết và Zika.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Một loại nấm gây chết người đang lan rộng khắp thế giới

Một loại nấm gây chết người đang lan rộng khắp thế giới

Loại nấm đáng sợ này có tên Candidas auris, cho đến nay nguồn gốc của nó vẫn là một bí ẩn.

Đăng ngày: 18/04/2023
Kiến sinh sản theo cách kỳ lạ chưa từng thấy trước đây

Kiến sinh sản theo cách kỳ lạ chưa từng thấy trước đây

Bước tiến hóa tiếp theo ở loài kiến được tìm thấy ở loài kiến vàng chimera, khiến các nhà khoa học bất ngờ.

Đăng ngày: 15/04/2023
Muỗi sẽ tấn công con người quanh năm vì vấn đề này?

Muỗi sẽ tấn công con người quanh năm vì vấn đề này?

Muỗi hoạt động mạnh hơn không chỉ vì sự gia tăng nhiệt độ liên quan đến vấn đề nóng lên toàn cầu, mà phần lớn là do ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 14/04/2023
Loài ong cũng có tri giác như con người

Loài ong cũng có tri giác như con người

Khi một con ong được cho ăn đường, tâm trạng của nó tốt hơn, giống như khi con người thưởng thức món ngọt.

Đăng ngày: 11/04/2023
Công bố hai loài thực vật vừa được phát hiện tại Vườn quốc gia Vũ Quang

Công bố hai loài thực vật vừa được phát hiện tại Vườn quốc gia Vũ Quang

Xú hương Vũ Quang (Lasianthus vuquangensis) và Xú hương Hà Tĩnh (Lasianthus hatinhensis) là hai loài thực vật mới được phát hiện tại Vườn quốc gia Vũ Quang.

Đăng ngày: 11/04/2023
Bí quyết giúp cây bạch quả sống hơn 1.000 năm

Bí quyết giúp cây bạch quả sống hơn 1.000 năm

Nghiên cứu cho thấy những cây lâu năm có lượng IAA - một loại hormone điều chỉnh và kích thích tăng trưởng của cây, cao hơn, và lượng ABA - hormone kiềm chế tăng trưởng, thấp hơn.

Đăng ngày: 03/04/2023
Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP là gì?

Nhiễm khuẩn HP được xem là loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất trên thế giới chỉ sau vi khuẩn sâu răng. Loại nhiễm khuẩn này rất lặng lẽ nên khó phát hiện, nhưng nó là tác nhân gây ra các cơn đau dạ dày mãn tính như viêm dạ dày mãn hoặc loét dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày.

Đăng ngày: 01/04/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News