Aspirin có thể giảm một nửa tác hại của ô nhiễm không khí

Aspirin có thể làm giảm tác động tiêu cực của ô nhiễm không khí, một nghiên cứu mới đầy hấp dẫn vừa kết luận.

Các nhà nghiên cứu từ các Đại học Columbia, Harvard và Boston, Mỹ đã phân tích một tập hợp dữ liệu được thu thập từ 2.280 cựu chiến binh lớn tuổi ở khu vực Boston. Tuổi trung bình của người tham gia là 73. Họ được kiểm tra để xác định chức năng phổi.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra mối quan hệ giữa các kết quả xét nghiệm, tự báo cáo sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), và hạt bụi mịn và carbon trong môi trường sống trong tháng trước khi thử nghiệm.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hô hấp và chăm sóc hồi sức Mỹ chiếm nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng sức khỏe của người đó và liệu anh ta có hút thuốc hay không.


Dùng thuốc chống viêm không steroid giúp giảm  ảnh hưởng của hạt bụi mịn lên chức năng phổi.

Họ phát hiện ra rằng việc sử dụng bất kỳ thuốc chống viêm không steroid nào gần như giảm một nửa sự ảnh hưởng của hạt bụi mịn lên chức năng phổi, với sự liên kết nhất quán trong tất cả bốn phép đo ô nhiễm không khí.

Hạt bụi mịn đến từ một loạt các nguồn, bao gồm cả việc đốt nhiên liệu hóa thạch trong xe cộ và nhà máy điện.

Trong khi chưa nghiên cứu được cơ chế aspirin giảm tác hại của ô nhiễm không khí bằng cách nào, các nhà nghiên cứu suy đoán rằng đó là do thuốc chống viêm không steroid có tác dụng giảm thiểu tình trạng viêm do ô nhiễm không khí.

Xu Gao, một nhà khoa học nghiên cứu sau tiến sĩ thuộc Khoa Khoa học Sức khỏe Môi trường tại Trường Columbia Mailman, cho biết: "Phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác có thể bảo vệ phổi khỏi những đột biến ngắn hạn trong ô nhiễm không khí”.

Tất nhiên, nhà khoa học này khuyên điều quan trọng vẫn là phải giảm thiểu tiếp xúc với ô nhiễm không khí, vì nó có liên quan đến một loạt các tác động xấu đến sức khỏe từ ung thư đến bệnh tim mạch.

Một nghiên cứu trước đây từ Đại học Columbia cho thấy vitamin B cũng có thể đóng vai trò trong việc giảm tác động tiêu cực của ô nhiễm không khí.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Vào mùa Đông, khi vừa bước chân ra khỏi chiếc giường ấm áp thì điều đầu tiên khiến mọi người bối rối chính là câu hỏi "hôm nay sẽ mặc gì đây?"

Đăng ngày: 20/03/2025
Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News