Ấu trùng nằm rúc vào nhau thành búi lớn để tự vệ

Một đám ấu trùng ong cắn lá chụm đầu vào nhau thành một khối trên thân cây ở Peru để sống sót trước đòn tấn công của thú săn mồi.

Những con ấu trùng thuộc loài ong cắn lá co cụm lại với nhau thật chặt, chỉ để lộ một đầu ngọ nguậy. Nhà sinh vật học 26 tuổi Aaron Pomerantz, nghiên cứu sinh ở Đại học California, Berkely, Mỹ, chứng kiến hành vi lạ của loài ấu trùng này trong rừng mưa Amazon gần Tabopata, Peru, vào tháng trước, theo Long Room.

Ấu trùng nằm rúc vào nhau thành búi lớn để tự vệ
Đám ấu trùng ong cắt lá liên tục vặn vẹo thân mình.

Trong video, lúc đầu ấu trùng ong cắn lá bất động tại chỗ. Khi Pomerantz lia máy, cả đám liên tục vặn vẹo thân mình. Bằng cách đan chặt vào nhau, những con côn trùng trông to hơn so với thực chất, lừa thú săn mồi nghĩ rằng đó là một sinh vật liền khối lớn.

"Theo tôi biết, hành vi tụ hợp chắc chắn là một cách tiến hóa nhằm tạo ra lợi thế sinh tồn. Một con ong cắn lá đơn độc có thể nhanh chóng bị một con chim hay nhện đói mồi bắt mất. Do đó, tồn tại theo nhóm lớn đan chặt vào nhau có thể giúp chúng tránh những vụ tấn công. Thông qua chuyển động theo khối như thế này, chúng trông như một loài vật lớn hơn, có thể khiến thú săn mồi sợ hãi", Pomerantz nói.

Theo Pomerantz, phần lớn mọi người chưa từng trông thấy hành vi trên trước đây. "Tôi hoàn toàn bị sốc. Tôi gõ vào thân cây và rất kinh ngạc trước phản ứng tự vệ của lũ ấu trùng", Pomerantz chia sẻ.

Ong cắn lá là một nhóm động vật lớn trong bộ Cánh màng cùng với kiến, ong và ong bắp cày. Tên của ong cắt lá (sawfly) bắt nguồn từ cơ quan đẻ trứng có hình giống chiếc cưa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Ký sinh trùng có nguy cơ tuyệt chủng do biến đổi khí hậu

Ký sinh trùng có nguy cơ tuyệt chủng do biến đổi khí hậu

Theo một nghiên cứu mới, có đến một phần ba loại ký sinh trùng trên Trái Đất sẽ tuyệt chủng vào năm 2070 do biến đổi khí hậu. Việc này không chỉ làm giảm số lượng các loài trên hành tinh, mà còn đẩy nhanh quá trình biến mất của những loài sinh vật khác.

Đăng ngày: 10/09/2017
Có tới 3000 vi khuẩn khác nhau sống trên tiền giấy

Có tới 3000 vi khuẩn khác nhau sống trên tiền giấy

Trong dự án nghiên cứu nhằm xác định DNA trên tiền giấy tại Đại học New York, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những đồng tiền chính là nơi trú ẩn của hàng trăm loại vi khuẩn khác nhau.

Đăng ngày: 08/09/2017
Bão Harvey vừa tan, xuất hiện đàn muỗi hàng triệu con

Bão Harvey vừa tan, xuất hiện đàn muỗi hàng triệu con "xâm chiếm" Texas

Nước lũ tồn đọng sau bão là địa điểm sinh sản lý tưởng cho hàng triệu con muỗi, kéo theo nhiều mối đe dọa mới về dịch bệnh bùng phát.

Đăng ngày: 08/09/2017
Cận cảnh loài cây “3 lá lấy một mạng người”

Cận cảnh loài cây “3 lá lấy một mạng người”

Lá ngón còn có tên gọi khác là đoạn trường thảo (đoạn là đứt, trường là ruột). Người ta cho rằng uống vị này sẽ bị đứt ruột mà chết.

Đăng ngày: 07/09/2017
Hạt fonio kì diệu: Lời giải cho bài toán an ninh lương thực tương lai

Hạt fonio kì diệu: Lời giải cho bài toán an ninh lương thực tương lai

Loại ngũ cốc này có mùi vị pha trộn giữa vị của hạt couscous (một loại hạt giống hạt gạo, phổ biến ở các nước châu Phi và Trung Đông) và vị của diêm mạch.

Đăng ngày: 07/09/2017
Tìm ra

Tìm ra "bí mật" khiến ong mật thành ong chúa

Trong một bài báo mới đây trên PLOS Genetics, các nhà khoa học đã tìm ra những phân tử trong hỗn hợp thức ăn của ấu trùng ong mật có ảnh hưởng đến sự thay đổi đặc điểm sinh lý của chúng.

Đăng ngày: 07/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News