Australia kêu gọi tiêu diệt cóc mía xâm hại bằng cách đông lạnh
Các chuyên gia khuyên người dân tiêu diệt cóc mía xâm hại có nọc độc bằng phương pháp đông lạnh để giảm số lượng loài này.
Cóc mía xâm hại lan nhanh khắp Australia. (Ảnh: Bendigo).
Người dân Australia chuẩn bị giết hàng nghìn con cóc xâm hại khi sự kiện Great Cane Toad Bust hàng năm bắt đầu. Các chuyên gia kêu gọi người tham gia cuộc thi nên trợ tử nhân đạo loài vật lưỡng cư bằng cách sử dụng phương pháp đông lạnh. Cuộc thi do tổ chức môi trường Watergum tổ chức bắt đầu vào ngày 13/1 và kéo dài một tuần. Người dân Australia trên khắp cả nước được khuyến khích bắt và giết nhiều cóc trưởng thành, nòng nọc và con non hết mức có thể. Sự kiện hướng tới giảm một phần quần thể cóc mía xâm hại đang hoành hành ở Australia suốt hàng thập kỷ, theo Newsweek.
Cóc mía là loài xâm hại phàm ăn ở Australia, tới đây lần đầu tiên cách đây gần 100 năm. Từ sau đó, chúng lan rộng khắp cả nước, đe dọa nhiều động vật bản xứ ở Australia. Theo Rick Shine, giáo sư sinh vật học tiến hóa kiêm chuyên gia về cóc mía ở Đại học Macquarie tại Sydney, chúng là loài cóc rất lớn, được đưa tới Australia năm 1935 để ăn bọ cánh cứng gây hại cho cây mía. Loài cóc này tỏ ra vô dụng trong kiểm soát bọ cánh cứng nhưng lan rộng khắp vùng nhiệt đới. Chúng có nọc độc rất mạnh để ngăn động vật ăn thịt, vì vậy sự lan rộng của cóc mía có thể gây tử vong diện rộng cho nhiều động vật ăn thịt bản xứ lớn như mèo túi, cá sấu, rắn và thằn lằn. Động vật ăn thịt ở Australia chưa tiến hóa cơ chế đối phó với nọc độc của cóc mía.
Hiện nay, có khoảng 200 triệu con cóc mía trên khắp Australia. Chúng có thể sinh sản nhanh chóng. Một con cóc cái có thể đẻ tới 70.000 con nòng nọc mỗi năm và sống tới 15 tuổi, theo chuyên gia về loài xâm hại Nikki Tomsett của Watergum. Tomsett khuyên người tham gia sự kiện Great Cane Toad Bust nên giết cóc mía mà họ bắt được bằng cách đông lạnh, phương pháp trợ tử ít gây đau đớn nhất cho động vật. Những năm trước, người dân giết cóc mía bằng cách đập chúng với gậy đánh golf hoặc gậy đánh bóng, thậm chí cán qua bằng xe hơi.
Phương pháp đông lạnh bao gồm đặt con cóc trong tủ lạnh 24 giờ khiến chúng lịm đi, sau đó chuyển vào tủ đông để giết chúng mà không gây đau đớn. Một nghiên cứu năm 2015 trên tạp chí Biology Open không ghi nhận dấu hiệu đau đớn nào ở não của cóc trải qua quá trình này. Khoảng 50.000 con cóc bị giết chết chỉ trong một tuần vào những lần tổ chức sự kiện Great Cane Toad Bust trước đây. Theo Shine, việc tiêu diệt chỉ có hiệu quả ngắn hạn. Để thực sự cắt giảm số lượng cóc, cần ngăn chặn chúng sinh sản. Cho tới nay, bẫy nòng nọc là biện pháp hữu hiệu nhất.

Sự thật về loài gấu ăn thịt hung tợn trong truyền thuyết Australia
Tuy có ngoại hình giống với gấu koala, nhưng drop bear lại có tính cách hung tợn và đáng sợ hơn rất nhiều.

Loại động vật có trong sách đỏ với khả năng giao phối đến 8 giờ khiến giới khoa học sững sờ
Giới khoa học phải bối rối trước loại động vật có thể giao phối tới 8 giờ, để duy trì nòi giống. Loại động vật này là loại đặc hữu chỉ sống ở 1 nơi trên thế giới, có trong sách đỏ.

Thiên tài Darwin ngạc nhiên về trí thông minh của loài giun đất
Cuốn sách cuối cùng của Charles Darwin là Sự hình thành của nấm mốc thực vật, xuất bản năm 1881, thông qua hành động của giun đất, đã nói lên nhiều điều.

Tới đây, những loài vật nào sẽ bị tuyệt chủng?
Một số nhà khoa học thậm chí còn cho rằng, gần 40% các loài hiện đang cư trú trên hành tinh của chúng ta có thể bị tuyệt chủng sớm nhất vào năm 2050.

Trung Quốc xây cao ốc 26 tầng chỉ để… nuôi lợn
Ở Ngạc Châu (Hồ Bắc, Trung Quốc) có tòa nhà 26 tầng, được xây dựng với mục đích cho lợn ở.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.
