Australia lần đầu tiên phát hiện hóa thạch của loài kền kền cổ xưa

Loài kền kền đã tuyệt chủng có tên là Cryptogyps Lacertosus từng xuất hiện tại Australia trong giai đoạn cuối kỷ nguyên Pleistocene, hóa thạch của chúng được tìm thấy năm 1901 nhưng nhầm là đại bàng.

Các nhà khoa học nghiên cứu hóa thạch Kỷ Băng hà vừa phát hiện ra các loài kền kền từng sống tại Australia.

Australia lần đầu tiên phát hiện hóa thạch của loài kền kền cổ xưa
Ảnh phục dựng loài kền kền đã tuyệt chủng.

Trong nghiên cứu được công bố ngày 20/7, nhóm nhà khoa học tại Đại học Flinders và Bảo tàng Nam Australia đã xác nhận phát hiện trên. Theo đó, loài chim ăn thịt đã tuyệt chủng có tên là Cryptogyps Lacertosus đã xuất hiện tại quốc gia châu Đại Dương này trong giai đoạn cuối kỷ nguyên Pleistocene.

Hóa thạch của loài này được tìm thấy vào năm 1901, song được phân loại nhầm vào danh mục chim đại bàng.

Trong phân tích mới nhất, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng hóa thạch trên thuộc một giống kền kền cổ xưa trên thế giới.

Hiện, 16 loài trong giống kền kền này vẫn đang sống bên ngoài lãnh thổ Australia.

Tác giả nghiên cứu, nhà nghiên cứu cổ sinh vật học Ellen Mather tại Đại học Flinders, cho biết bà và các cộng sự đã so sánh mẫu hóa thạch trên với các loài chim săn mồi khắp thế giới.

Kết quả cho thấy loài chim này không có các đặc điểm của một "thợ săn" và không phải là diều hâu hay đại bàng. Các đặc điểm xương cẳng chân quá kém phát triển để có thể hỗ trợ hệ cơ vốn cần thiết cho việc săn mồi.

Khi đặt loài Cryptogyps vào cây tiến hóa, những nhận định của các nhà nghiên cứu rằng loài chim này là kền kền càng được củng cố vững chắc.

Dựa vào xương chân, nhóm nghiên cứu suy ra rằng loài Cryptogyps không chủ động săn mồi mà ăn xác của các loài động vật đã bị những con thú ăn thịt khác bỏ lại.

Nhà nghiên cứu Mather nhấn mạnh kền kền đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái vì giúp đẩy nhanh việc tiêu thụ xác động vật và giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Phát hiện mới nói trên cũng đã tiết lộ số lượng các loài chim ăn thịt lớn hơn nhiều trong quá khứ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sinh vật hóa thạch cổ đại được đặt theo tên tổng thống Ukraine

Sinh vật hóa thạch cổ đại được đặt theo tên tổng thống Ukraine

Hóa thạch gần như hoàn chỉnh được đào lên tại một địa điểm ở miền trung tây Ethiopia, quốc gia thuộc vùng Sừng châu Phi.

Đăng ngày: 22/07/2022
Khai quật pháo đài nghi là thành phố mất tích thời cổ đại

Khai quật pháo đài nghi là thành phố mất tích thời cổ đại

Các nhà khảo cổ vừa khai quật một pháo đài 2.000 năm tuổi ở dãy núi thuộc khu vực Kurdistan của Iraq, được cho là một phần của thành phố mất tích Natounia thời cổ đại.

Đăng ngày: 22/07/2022
Nguyên nhân sốc khiến đế chế Maya bốc hơi: Cảnh báo về tận thế có thật

Nguyên nhân sốc khiến đế chế Maya bốc hơi: Cảnh báo về tận thế có thật

Một nhóm nghiên cứu đã kết hợp rất nhiều hồ sơ lịch sử với các phân tích mới về hài cốt người Maya trong thời kỳ cuối của đế chế, chỉ ra một dạng ngày tận thế mà chính chúng ta cũng có thể đối mặt trong tương lai.

Đăng ngày: 21/07/2022
Khu lò gốm men ngọc 1.900 năm tuổi được tìm thấy ở Hồ Nam - Trung Quốc

Khu lò gốm men ngọc 1.900 năm tuổi được tìm thấy ở Hồ Nam - Trung Quốc

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một khu lò nung men ngọc có từ thời Đông Hán (25-220) tại một ngôi làng ở tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc.

Đăng ngày: 20/07/2022
Bao cao su hơn 3.000 năm của vua Tutankhamun

Bao cao su hơn 3.000 năm của vua Tutankhamun

Một trong những vật dụng đặc biệt trong lăng mộ Tutankhamun, khai quật năm 1922, là bao cao su bằng vải lanh chứa dấu vết ADN của pharaoh này.

Đăng ngày: 20/07/2022
Hé lộ kho báu ở Rome sau trận hạn hán nghiêm trọng

Hé lộ kho báu ở Rome sau trận hạn hán nghiêm trọng

Một trận hạn hán nghiêm trọng ở Ý đã làm lộ ra một kho báu ở Rome: một cây cầu được cho là do hoàng đế La Mã Nero xây dựng bị nhấn chìm dưới nước sông Tiber.

Đăng ngày: 19/07/2022
Trung Quốc phát hiện dấu chân khủng long tại một nhà hàng ở Tứ Xuyên

Trung Quốc phát hiện dấu chân khủng long tại một nhà hàng ở Tứ Xuyên

Dấu chân khủng long được tìm thấy trong một nhà hàng ở thành phố Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên.

Đăng ngày: 19/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News