Australia ra mắt máy bay cất hạ cánh thẳng đứng tầm hoạt động 1.000km
Máy bay 8 cánh quạt Vertiia chở được 5 hành khách, có tốc độ tối đa 300km/h và dự kiến phục vụ mục đích y tế.
Nguyên mẫu máy bay Vertiia thực hiện thử nghiệm bay có dây nối vào tháng 2/2023. (Ảnh: AMSL Aero)
Công ty Australia AMSL Aero thực hiện thử nghiệm bay có dây nối đầu tiên với nguyên mẫu máy bay Vertiia, Interesting Engineering hôm 21/2 đưa tin. Vertiia là máy bay điện cất hạ cánh thẳng đứng (eVTOL), hướng đến trở thành loại máy bay an toàn giúp giảm bớt tình trạng tắc nghẽn giao thông.
Mẫu máy bay mới đáng chú ý ở thiết kế gọn gàng nhờ cấu trúc kiểu cánh hộp. "Sự kết hợp giữa thiết kế cấu trúc và khí động học độc đáo cho phép máy bay di chuyển xa hơn và tiêu thụ ít năng lượng hơn", theo AMSL Aero.
Vertiia trang bị 8 cánh quạt và chở được tối đa 5 hành khách. Máy bay có thể di chuyển với tốc độ tối đa 300km/h và bay được 250km hoàn toàn bằng pin trước khi cần sạc lại. Phạm vi hoạt động có thể tăng đến 1.000km khi sử dụng nhiên liệu hydro.
Vertiia sử dụng công nghệ lực đẩy điện phân tán (lực đẩy được cung cấp bởi nhiều cánh quạt), cho phép nó vẫn hạ cánh an toàn khi một hoặc vài cánh quạt gặp sự cố. "Một máy bay eVTOL nhỏ có thể mang đến mức độ an toàn mà bạn thấy ở những máy bay chở khách lớn", Andrew Moore, đồng sáng lập AMSL Aero, cho biết.
Thiết kế máy bay cất hạ cánh thẳng đứng Vertiia. (Ảnh: AMSL Aero)
AMSL Aero dự kiến máy bay sẽ được sử dụng cho y tế, đưa bệnh nhân, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, đến bệnh viện. Ngoài ra, công ty cũng cân nhắc các ứng dụng khác như vận chuyển hàng hóa, cứu hộ, vận chuyển hành khách.
"Taxi bay cũng là một ứng dụng. Nhiều người ở Sydney, Melbourne và Brisbane sẽ muốn giảm đáng kể thời gian di chuyển bằng cách bay thẳng từ nhà đến nơi làm việc", Moore nói thêm. AMSL Aero dự kiến bắt đầu giao máy bay Vertiia cho khách hàng vào năm 2026.

Nhóm chuyên gia MIT phát triển thiết bị hút trực tiếp carbon từ nước biển
Nhóm chuyên gia tại Massachusetts Institute of Technology (MIT) đã phát triển một hệ thống mới để hút carbon từ nước biển với chi phí tối ưu là khoảng 56 USD cho mỗi tấn CO2.

Trung Quốc trình làng xe đạp gấp chạy bằng hydro
Một nguyên mẫu xe đạp gấp cải tiến chạy bằng hydro đã chính thức lăn bánh ở thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô.

Quần jeans tự phồng giúp bảo vệ người đi xe máy
Công ty Thụy Điển phát triển mẫu quần jeans kèm túi khí, có thể tự động phồng lên chỉ vài mili giây sau khi người mặc ngã khỏi xe máy.

Công nghệ dò nhịp tim của NASA giúp cứu hộ động đất
NASA đã chuyển thiết bị FINDER (Finding Individuals for Disaster and Emergency Response) đến Thổ Nhĩ Kỳ để giúp tìm kiếm người sống sót sau động đất.

Trung Quốc xuất xưởng turbine khí hạng nặng
Turbine khí hạng nặng lớp HA đầu tiên của Trung Quốc hôm 14/2 đã được lắp ráp xong và đưa ra khỏi dây chuyền sản xuất ở tỉnh Hà Bắc.

Startup tại Berlin sử dụng công nghệ bảo quản lạnh với mong muốn đưa người từ cõi chết trở về
Một nhóm các bác sĩ Đức đang tìm cách vượt qua ranh giới giữa sống và chết. Họ đang cố gắng đánh lừa cái chết , giúp những người đã khuất sống lại
