Axít hóa đại dương đe dọa toàn bộ sinh vật biển

Các đại dương trên Trái Đất đang axít hóa với tốc độ chưa từng có trong lịch sử và sẽ đe dọa tới đời sống của toàn bộ sinh vật biển trên thế giới nếu con người không sớm có hành động. Đây là kết luận của nghiên cứu mới của Đức mang tên "BIOACID - Các tác động sinh học của axít hóa đại dương".

Theo nghiên cứu trên, axít hóa đại dương có khả năng khuếch đại tác động của biến đổi khí hậu, giảm khả năng hấp thụ carbon dioxide (CO2) của đại dương, cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh vật biển, mặc dù mức độ tác động khác nhau trên từng loài. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo mặc dù một số loài dù không chịu tác động trực tiếp từ axít hóa đại dương cũng sẽ không thể tránh được tác động gián tiếp từ những xáo động trong chuỗi thực phẩm hay thay đổi môi trường sống. Cuối cùng, những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động khai thác biển của con người, từ đánh bắt cá cho tới các giá trị văn hóa và giải trí.

Axít hóa đại dương đe dọa toàn bộ sinh vật biển
Các đại dương trên Trái Đất đang axít hóa với tốc độ chưa từng có trong lịch sử. (Nguồn: phys.org).

Axít hóa đại dương là hiện tượng CO2 hấp thụ vào trong nước biển. Quá trình này giúp giảm tốc độ của biến đổi khí hậu toàn cầu nhưng mặt khác cũng ảnh hưởng tới sự sống trong lòng đại dương, cũng như các hoạt động phụ thuộc vào biển.

Theo phóng viên, Giáo sư Ulf Riebesell đến từ Trung tâm Nghiên cứu Đại dương GEOMAR Helmholtz đặt tại thành phố Kiel, cũng là người đứng đầu dự án BIOACID, cho biết trong giai đoạn 2004-2013, đại dương đã hấp thụ trung bình khoảng 25% tổng lượng CO2 thải ra môi trường từ hoạt động của con người. Giới khoa học ước tính con số này trong năm 2016 có thể lên tới 36,4 Gigaton (Gt) CO2, tương đương 9,8 Gt than đá (carbon).

Ông Riebesell cho biết khối lượng carbon này đủ để che phủ khoảng cách tương đương 48 lần chu vi Trái Đất hay 4,9 lần khoảng cách từ Trái Đất lên Mặt Trăng. Kéo theo đó, nồng độ pH trung bình đo được trên bề mặt đại dương tính từ năm 1850 đã giảm từ 8,2 xuống 8,1. Mức giảm 0,1 này tương đương nồng độ axít tăng 30%, là mức tăng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Trái Đất.

Nghiên cứu kết luận mức độ đe dọa từ axít đại dương hiện vẫn chưa thể đánh giá đầy đủ và khuyến cáo các chính phủ và giới hoạch định nên sớm có hành động để ngăn chặn các hiểm họa tiềm tang đối với môi trường và nhân loại. tăng tương tác giữa doanh nghiệp, chính trị và xã hội để xây dựng lối sống và nền kinh tế bền vững; đẩy mạnh việc giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

BIOACID là dự án nghiên cứu suốt 8 năm (2009-2017) do Chính phủ Đức tài trợ và do Trung tâm Nghiên cứu Đại dương GEOMAR Helmholtz điều phối nhằm đánh giá đúng mức hơn về các tác động của axít hóa đại dương. Hơn 250 chuyên gia đến từ 20 viện nghiên cứu của Đức đã đánh giá tác động của axít hóa đại dương đối với sinh vật biển, những tác động tới chuỗi thực phẩm, cũng như ảnh hưởng đối với các nền kinh tế và xã hội. Các nghiên cứu được tiến hành trong phòng thí nghiệm cũng như trên thực địa tại các vùng Biển Bắc, Biển Baltic, Bắc Cực và Papua New Guinea.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thuỷ triều đen thực ra chỉ là câu nói nghĩa bóng của những đợt tràn dầu biển, những đợt hàng hoá có hại nhập lậu, ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 26/03/2018
Bắt được cá mập có thân như rắn, mồm 300 răng

Bắt được cá mập có thân như rắn, mồm 300 răng

Theo Daily Mail, sinh vật có hình dạng đáng sợ này còn được gọi là cá mập mào. Chúng đã bơi lội khắp đại dương từ 80 triệu năm trước và là một trong những loài sinh vật lâu đời nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 13/11/2017
Bạch tuộc và cá mú hợp lực săn mồi dưới đáy biển Australia

Bạch tuộc và cá mú hợp lực săn mồi dưới đáy biển Australia

Bạch tuộc và cá mú cùng săn một loài cá nhỏ giỏi luồn lách trong rạn san hô và thường trốn trong những kẽ đá nhỏ tới mức cá mú không thể đuổi theo.

Đăng ngày: 13/11/2017
Con người tìm ra rặng san hô Great Barrier Reef nhờ...trái cam

Con người tìm ra rặng san hô Great Barrier Reef nhờ...trái cam

Cầm trên tay quả cam/chanh, có lẽ bạn không ngờ nó có ảnh hưởng to lớn tới quá trình khám phá thế giới của loài người như thế nào.

Đăng ngày: 07/11/2017
Đôi tôm bị cầm tù cả đời trong chiếc lồng bảo vệ

Đôi tôm bị cầm tù cả đời trong chiếc lồng bảo vệ

Câu chuyện về đôi tôm mắc kẹt vĩnh viễn không thể ra khỏi khối bọt biển hay còn gọi là hải miên trong chương trình tài liệu tự nhiên Blue Planet II trên kênh BBC khiến nhiều người xem xúc động.

Đăng ngày: 07/11/2017
Hàng trăm con cá mập nằm cạnh nhau dưới đáy biển Australia

Hàng trăm con cá mập nằm cạnh nhau dưới đáy biển Australia

Nhà nghiên cứu Neville Barrett và đồng nghiệp chạm trán đàn cá mập Port Jackson trong chuyến thám hiểm rạn san hô Australia, Earth Touch News hôm qua đưa tin.

Đăng ngày: 07/11/2017
Đàn mực đi săn và ăn thịt đồng loại ở độ sâu gần 800 mét

Đàn mực đi săn và ăn thịt đồng loại ở độ sâu gần 800 mét

Đoàn làm phim của chương trình tài liệu tự nhiên Blue Planet II lần đầu tiên tiếp cận độ sâu hơn 760 mét ngoài khơi Chile để ghi hinh đàn mực humboldt săn mồi, Telegraph đưa tin.

Đăng ngày: 06/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News