Ba triệu chứng nặng cần lưu ý của bệnh đậu mùa khỉ

Nghiên cứu từ Đại học Queen Mary phát hiện bệnh đậu mùa khỉ ghi nhận thêm các triệu chứng nặng như tổn thương ở bộ phận sinh dục, loét ở miệng hoặc hậu môn.

Ngày 21/7, Tạp chí Y khoa New England công bố nghiên cứu trên, sau khi xem xét 528 ca nhiễm đậu mùa khỉ tại 16 quốc gia trong khoảng thời gian từ ngày 27/4 đến ngày 24/6.

Nhóm chuyên gia cho biết, ngoài những triệu chứng như sốt, nhức đầu, đau cơ, ớn lạnh, kiệt sức, sưng hạch bạch huyết và mụn nước, bệnh đậu mùa khi ghi nhận thêm mụn rộp khu trú trên bộ phận sinh dục và hậu môn. Các biểu hiện này giống với bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI), có thể dẫn đến chẩn đoán sai.

Từ đó, các chuyên gia khuyến cáo không nên loại trừ đậu mùa khỉ nếu người bệnh dương tính với virus gây bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Nhiều ca đã được phát hiện đồng nhiễm cả hai bệnh này.

Việc mở rộng định nghĩa triệu chứng sẽ các bác sĩ dễ dàng nhận ra ca nhiễm, từ đó ngăn virus lây lan. Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới còn hạn chế về nguồn cung vaccine và thuốc kháng virus, các biện pháp phòng ngừa là công cụ quan trọng giúp ngăn chặn dịch bệnh bùng phát, đe dọa sức khỏe người dân.

Đậu mùa khỉ là bệnh lưu hành tại khu vực châu Phi từ năm 1970, song số ca bệnh gia tăng đột ngột từ tháng 5 năm nay. Đến nay, thế giới ghi nhận gần 17.000 ca nhiễm tại 75 quốc gia, 5 ca tử vong. Hôm 23/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố đậu mùa khỉ là sự kiện y tế khẩn cấp toàn cầu.

Ban đầu, người dân bị nhiễm bệnh qua vết cắn của loài gặm nhấm hoặc động vật nhỏ, virus thường không dễ lây lan giữa người với người.

Tuy nhiên, trong đợt bùng phát hiện nay, phần lớn ca bệnh xảy ra ở nhóm nam giới có quan hệ tình dục đồng giới. Bệnh lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp da với da, vết thương hở, dịch cơ thể... Ngoài ra, bệnh có thể lây qua tiếp xúc các vật dụng, đồ dùng nhiễm mầm bệnh.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm virus, đặc biệt hiện các nước đã phát hiện nhóm nguy cơ cao như trẻ em, phụ nữ mang thai và người suy giảm miễn dịch mắc bệnh.

Ba triệu chứng nặng cần lưu ý của bệnh đậu mùa khỉ
Vết tổn thương da do bệnh đậu mùa khỉ gây ra. (Ảnh: Journal of Veterinary Sciences)

WHO cho biết bệnh có tỷ lệ tử vong dao động từ 0-11%, còn Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho biết tỷ lệ tử vong của chủng virus nhánh Tây Phi là 1%, có thể cao hơn ở nhóm suy giảm miễn dịch.

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh này. WHO khuyến cáo không tiêm đại trà vaccine đậu mùa khỉ do số lượng vaccine hạn chế, chỉ tiêm chủng cho nhóm nguy cơ cao và thực sự cần thiết ví dụ nhân viên y tế, người chăm sóc ca nhiễm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nghiên cứu tạo ra thuốc giảm đau từ độc tố của cá nóc

Nghiên cứu tạo ra thuốc giảm đau từ độc tố của cá nóc

Chất độc thần kinh chết người từ cá nóc có thể tạo ra một thế hệ thuốc giảm đau không gây nghiện.

Đăng ngày: 26/07/2022
Australia phát triển thành công bình xịt kháng khuẩn và virus

Australia phát triển thành công bình xịt kháng khuẩn và virus

Các nhà khoa học thuộc các trường đại học của Australia đã phát minh ra một loại bình xịt khử khuẩn có thể ngăn chặn sự lây lan của các loại vi khuẩn và virus, trong đó có virus SARS-CoV-2.

Đăng ngày: 26/07/2022
WHO tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp toàn cầu

WHO tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp toàn cầu

Tuyên bố mới của WHO có thể thúc đẩy đầu tư hơn nữa vào việc điều trị căn bệnh hiếm gặp và làm trầm trọng thêm cuộc cạnh tranh về vắc-xin vốn đang khan hiếm.rạng khẩn cấp toàn cầu.

Đăng ngày: 25/07/2022
Top 6 đồ uống làm con người lão hóa nhanh hơn

Top 6 đồ uống làm con người lão hóa nhanh hơn

Nước chiếm tới 60% trọng lượng cơ thể con người. Theo chuyên gia dinh dưỡng Janice Padilla, với nồng độ H2O cao như vậy thì chất lỏng mà chúng ta hấp thụ đặc biệt cần thiết để duy trì các chức năng hàng ngày của cơ thể, chẳng hạn như thải độc tố, duy trì sự cân bằng hóa học và sửa chữa các mô.

Đăng ngày: 22/07/2022
Truyền máu sẽ mở ra một hy vọng mới trong việc điều trị bệnh Alzheimer

Truyền máu sẽ mở ra một hy vọng mới trong việc điều trị bệnh Alzheimer

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm một phương pháp mới để làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer bằng cách truyền máu.

Đăng ngày: 21/07/2022
Phát triển loại kháng sinh tổng hợp mới có thể tiêu diệt cả vi khuẩn kháng thuốc

Phát triển loại kháng sinh tổng hợp mới có thể tiêu diệt cả vi khuẩn kháng thuốc

Các nhà nghiên cứu đang phát triển một loại vi khuẩn có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn kháng thuốc, vấn đề đang gây nhức nhối trong ngành y học hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2022
3 loại

3 loại "thuốc trường sinh" tốt nhất trên thế giới nhưng hoàn toàn miễn phí, ai cũng có thể sử dụng được

Muốn sống lâu khỏe mạnh mà không tốn kém chi phí gì thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua 3 loại " thuốc trường sinh" này.

Đăng ngày: 20/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News