Bắc Bộ vẫn có mưa lớn diện rộng, Trung Bộ chấm dứt nắng nóng
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, ngày 11/9, Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, có nơi mưa to; vùng núi và trung du có mưa to, có nơi mưa rất to.
Thời gian mưa lớn xảy ra về đêm và sáng, đề phòng tố lốc và gió giật mạnh. Buổi trưa, chiều mưa tạm ngớt với nhiệt độ cao nhất không quá 32 độ C, trời mát.
Cảnh báo trong sáng 11/9, nguy cơ sạt lở đất, lũ quét đặc biệt cao có khả năng xảy ra ở các huyện Mù Căng Chải, Văn Yên, Trạm Tấu, Văn Chấn, Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình (Yên Bái); Thuận Châu, Yên Châu, Mường La, Phù Yên (Sơn La); Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang (Tuyên Quang).
Ở Trung Bộ, hiệu ứng phơn yếu đi nên nắng nóng diện rộng suy giảm, số điểm nóng chỉ còn cục bộ như thành phố Vinh trên 35 độ C. Nhiệt độ phổ biến giảm 1-2 độ so với ngày hôm qua, cao nhất 33-35 độ C.
Tây Nguyên nắng ráo, nhiệt độ cao nhất 32 độ C, trời mát. Chiều tối mưa dông xảy ra vài nơi nhưng dứt nhanh và lượng không lớn.
Các tỉnh Nam Bộ ban ngày nắng nhiều, trời nóng khi nhiệt độ ở mức 33-34 độ C. Mưa tập trung về chiều tối nhưng diện mưa bao trùm lớn và kèm hiện tượng dông sét, gió giật mạnh.
Trên biển, hầu khắp các vùng biển đều có cảnh báo thời tiết xấu. Bắc vịnh Bắc Bộ có mưa dông kèm lốc xoáy và gió giật mạnh nguy hiểm.
Vùng biển quanh các quần đảo Phú Quốc, Thổ Chu ra đến ngoài khơi huyện đảo Trường Sa có mưa dông và nguy cơ lốc xoáy và gió giật, tầm nhìn xa giảm 4-10km trong mưa. Riêng huyện đảo Hoàng Sa ít mưa, gió cấp 3-4./.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Tại sao biển lặng gió mà vẫn có sóng?
Thông thường chúng ta luôn nghe nói đến sóng gió, sóng và gió luôn đi liền với nhau, không có gió làm sao có sóng?
