Bắc Kinh làm sạch không khí cho APEC như thế nào?
Hơn 400.000 quan chức ở nhiều tỉnh thành đã tham gia vào sứ mệnh quy mô nhằm cắt giảm khói bụi, đảm bảo cho Bắc Kinh có bầu không khí trong sạch cho Hội nghị thưởng đỉnh APEC.
>>> Ô nhiễm Trung Quốc khiến kinh doanh thiết bị khói bụi phát triển
Báo Môi trường Trung Quốc hôm qua vừa tiết lộ thông tin trên, cho biết những nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc như Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Trương Cao Lệ.. trực tiếp chỉ đạo làm sạch không khí.
Nhiều văn bản hướng dẫn các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm được ban hành, đích thân Phó thủ tướng Trương chủ trì các cuộc họp và giám sát các chiến dịch chống khói bụi, theo SCMP.
Bắc Kinh ô nhiễm khói bụi nghiêm trọng trước APEC. (Ảnh: Chinanews)
Bộ trưởng Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc nói có hơn 400.000 nhân viên tham gia vào chiến dịch "APEC xanh" do chính quyền trung ương phát động, trải dài khắp Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Tây, Nội Mông, Sơn Đông và Hà Nam.
Họ phải kiểm tra hơn 60.000 nhà máy công nghiệp, và 123.000 công xưởng khác, bao gồm các các công trường xây dựng và trạm xăng.
Khoảng 10.000 nhà máy phải tạm ngừng sản xuất, 39.000 công xưởng phải hạn chế giờ hoạt động, trong vòng giám sát của các nhà chức trách, báo cáo viết. Ít nhất 11,7 triệu phương tiện xe cộ giảm lưu thông trên đường mỗi ngày để cắt giảm lượng khí thải trong suốt thời gian diễn ra hội nghị.
Bầu trời Bắc Kinh trong xanh suốt thời gian diễn ra APEC. (Ảnh: 17968)
Trung tâm quan trắc môi trường Bắc Kinh cho biết mức độ ô nhiễm của thủ đô từ ngày 1 đến 12/11 đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng năm năm qua. Chỉ số PM2.5 trong khí quyển, chỉ số cho biết các hạt bụi li ti trong không khí có hại cho sức khỏe, cũng giảm khoảng 30% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, APEC kết thúc cũng là lúc khói bụi nhanh chóng quay trở lại Bắc Kinh. Xe cộ bắt đầu lưu thông trở lại đường phố, các nhà máy tái khởi động sản xuất, chỉ số chất lượng không khí theo công bố của Đại sứ quán Mỹ đạt mốc 296 hôm 15/11, một chỉ số "cực kỳ không tốt" và giáp ranh mức độ "nguy hiểm".

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
