Bác sĩ Việt sáng tạo ra phương pháp mổ mới khiến thế giới tròn mắt

Sau nhiều năm mày mò, bác sĩ Phan Hoàng Hiệp cùng các cộng sự đã nghiên cứu ra phương pháp nội soi tuyến giáp 1 lỗ đầu tiên trên thế giới.

Thế giới ngả mũ

15 năm qua, ngành y tế Việt Nam vô cùng tự hào khi có thể “xuất khẩu” kĩ thuật nội soi tuyến giáp của PGS.TS Trần Ngọc Lương, Giám đốc BV Nội Tiết ra khắp thế giới.

Kĩ thuật mang tên Dr Lương hiện đã được chuyển giao cho Singapore, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Trung quốc, Hàn Quốc, Thái Lan... Các bác sĩ của Việt Nam liên tiếp ra nước ngoài giảng bài, mổ thị phạm và các bác sĩ của nước ngoài thường xuyên đến Việt Nam để học hỏi kĩ thuật này.

Theo thống kê, 7-10% dân số Việt mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp như bướu cổ, ung thư tuyến giáp, bệnh bướu nhân, viêm tuyến giáp. Trong đó tỉ lệ phụ nữ bị mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp chiếm 70%.

Với phương pháp mổ mở truyền thống, bệnh nhân nữ rất khổ sở do để lại vết sẹo dài trên cổ. Do đó khi kĩ thuật nội soi của PGS Lương ra đời đã giúp các bệnh nhân ít đau đớn do xâm ấn tối thiểu, giảm tai biến và đảm bảo tính thẩm mỹ, thay vì phải mổ 2-3 tiếng, mỗi ca mổ chỉ mất 20-30 phút.

Bác sĩ Việt sáng tạo ra phương pháp mổ mới khiến thế giới tròn mắt
Ths.BS Phan Hoàng Hiệp.

Từ nền tảng kĩ thuật của Dr Lương, sau nhiều năm mày mò nghiên cứu, Ths.BS Phan Hoàng Hiệp, Trưởng khoa Điều trị kỹ thuật cao, BV Nội tiết đã nghiên cứu ra phương pháp nội soi tuyến giáp 1 lỗ thay vì 3-5 lỗ như trước, đánh dấu bước tiến mới trong kĩ thuật nội soi tuyến giáp.

Trong y học đã có nhiều phẫu thuật nội soi 1 lỗ ở các lĩnh vực khác nhau như nội soi ổ bụng, lồng ngực… được các bác sĩ Việt Nam áp dụng rất thuần thục. Tuy nhiên, với nội soi tuyến giáp 1 lỗ thì đây là lần đầu tiên ở Việt Nam và cũng là lần đầu tiên trên thế giới áp dụng thành công.

Kĩ thuật này ra đời đã gây tiếng vang lớn trong giới y khoa Việt Nam cũng như thế giới, giúp người bệnh mắc u tuyến giáp không phải ra nước ngoài chữa bệnh.

Bác sĩ Việt sáng tạo ra phương pháp mổ mới khiến thế giới tròn mắt
BS Hiệp cùng ekip thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân.

Trong năm 2018, kĩ thuật nội soi tuyến giáp 1 lỗ của BS Hiệp đã được bình chọn là 1 trong 10 thành tựu khoa học và công nghệ xuất sắc nhất toàn quốc.

BS Hiệp cho biết, đến nay đã áp dụng kĩ thuật mới cho trên 40 bệnh nhân, chủ yếu là bị bướu giáp nhân lành tính. Kết quả sau mổ rất tốt, không có trường hợp nào bị biến chứng.

Sáng tạo ra dụng cụ nội soi riêng

BS Hiệp chia sẻ, ý tưởng phẫu thuật nội soi tuyến giáp 1 lỗ ra đời từ thực tế BV Nội tiết là nơi có số lượng bệnh nhân phẫu thuật tuyến giáp có thể nói lớn nhất thế giới, trung bình khoảng 40 ca/ngày, do đó anh mong muốn cải tiến ra phương pháp tốt hơn để phục vụ bệnh nhân.

Với phương pháp mới, chỉ có duy nhất 1 đường mổ xuất phát từ hõm nách của bệnh nhân, đảm bảo tính thẩm mĩ vì chỉ để lại 1 vết rạch da từ 2,5 - 3 cm, thay vì phải rạch từ 3 đến 5 lỗ (trocar) tại ngực và nách như trước đây.

Bác sĩ Việt sáng tạo ra phương pháp mổ mới khiến thế giới tròn mắt
BS Hiệp thăm khám lại cho bệnh nhân.

Do chỉ có 1 lỗ, vết sẹo sau mổ cũng rất nhỏ và mờ, lại nằm ở vị trí hõm nách nên tính thẩm mỹ rất cao.

Bên cạnh đó, do đi thẳng vào tuyến giáp, không cần bóc tách rộng nên các vùng xung quanh ít bị tổn thương, bảo đảm an toàn cấu trúc tuyến giáp và dây thần kinh thanh quản.

Với mổ thông thường, bệnh nhân sẽ phải nằm viện 4 - 6 ngày nhưng mổ nội soi tuyến giáp 1 lỗ, chỉ cần 3 - 4 ngày đã có thể xuất viện, bệnh nhân cũng ít đau đớn hơn.

Điều đặc biệt, để thực hiện kĩ thuật mổ này, BS Hiệp cùng các cộng sự đã sáng tạo ra dụng cụ nội soi riêng.

“Dụng cụ nội soi thông thường không thể áp dụng được do đường ống to, gấp khúc, chỉ phù hợp nội soi ổ bụng, lồng ngực, ngay cả dụng cụ nội soi 1 lỗ ở các lĩnh vực khác cũng không dùng được do độ cong quá lớn”, BS Hiệp giải thích.

Yêu cầu đặt ra, để nội soi 1 lỗ tuyến giáp cần 1 dụng cụ nhỏ và thẳng. Từ những dụng cụ có sẵn của các chuyên ngành khác, BS Hiệp chế tạo ra dụng cụ nội soi riêng, thay đổi hình dáng trục ra. Sau mỗi bệnh nhân lại điều chỉnh, đến nay BS Hiệp cùng ekip đã có được dụng cụ phẫu thuật ưng ý.

Bác sĩ Việt sáng tạo ra phương pháp mổ mới khiến thế giới tròn mắt
Dụng cụ chuyên dụng được sáng tạo để mổ nội soi tuyến giáp 1 lỗ.

Là 1 trong số ít bệnh nhân được áp dụng kĩ thuật mổ mới, bệnh nhân Lê Văn K, 46 tuổi ở Hà Đông, Hà Nội cho biết, ban đầu anh rất lo nhưng sau mổ rất hài lòng.

“Khi tỉnh thuốc mê là tôi nói bình thường, ăn được luôn, đi lại được. Đúng là phương này rất tốt, ngoài sức tưởng tượng của tôi”, anh K. Chia sẻ.

Bệnh nhân Vương Thị T., 20 tuổi ở Hải Dương cũng được chỉ định mổ nội soi u nang tuyến giáp 1 lỗ. Trước khi mổ, chị T. khá lo lắng vì sợ để lại sẹo dài trên cổ, nhưng sau khi được nghe tư vấn, chị T. yên tâm phẫu thuật. Đến nay, bệnh đã khỏi và sẹo rất nhỏ khiến chị rất hài lòng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Chấm đỏ trên trán phụ nữ Ấn Độ có thể cứu người

Chấm đỏ trên trán phụ nữ Ấn Độ có thể cứu người

Mặt sau của chấm đỏ được tráng 150 microgram iốt dành cho những phụ nữ Ấn Độ không thể tiếp cận nguồn iốt bên ngoài.

Đăng ngày: 26/02/2019
Lên bàn mổ đã sợ, vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu hết thuốc mê giữa chừng?

Lên bàn mổ đã sợ, vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu hết thuốc mê giữa chừng?

Hết thuốc mê trên bàn mổ - trải nghiệm này nghe đã thấy sợ, nhưng liệu nó có thể xảy ra không?

Đăng ngày: 26/02/2019
Yếu tố bất ngờ khiến một số người

Yếu tố bất ngờ khiến một số người "thoát hiểm" sau đột quỵ

Các phương pháp phục hồi đột quỵ hiệu quả hơn có thể ra đời sau phát hiện quan trọng về nguyên nhân một số người dễ bị di chứng nặng, một số người lại thoát hiểm, phục hồi thần kỳ.

Đăng ngày: 26/02/2019
Sai lầm khi rửa bát chỉ làm gia tăng thêm vi khuẩn mà bạn không hề hay biết

Sai lầm khi rửa bát chỉ làm gia tăng thêm vi khuẩn mà bạn không hề hay biết

Hãy sửa ngay những việc làm sai lầm dưới đây khi rửa bát để vi khuẩn không có cơ hội phát triển và gây hại sức khỏe của bạn.

Đăng ngày: 26/02/2019
Những biến chứng thường gặp khi bị sởi

Những biến chứng thường gặp khi bị sởi

Bệnh nhân sởi kiêng cữ cả tuần không tắm, không vệ sinh răng miệng gây thối xương hàm do bị cam tẩu mã.

Đăng ngày: 25/02/2019
Người đầu tiên được chữa mù bằng liệu pháp gene

Người đầu tiên được chữa mù bằng liệu pháp gene

Bà Janet Osborne (Anh) vừa trở thành người đầu tiên trên thế giới được điều trị bằng liệu pháp gene để ngăn chặn tình trạng thoái hóa điểm vàng, một dạng mù lòa phổ biến nhất ở thế giới phương Tây.

Đăng ngày: 25/02/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News