Bãi đỗ xe nguy hiểm nhất thế giới
Các tài xế liều lĩnh đã đậu xe của họ ngay cạnh núi lửa Eyjafjallajvkull đang phun trào nham thạch nóng chảy tới 1.200 độ C ở Iceland, tạo nên bãi đỗ xe nguy hiểm nhất thế giới.
Các tài xế liều lĩnh cho xe tiến sát núi lửa đang phun trào. (Ảnh: Barcroft)
Một dãy xe hơi đậu ngay dưới chân các dòng dung nham nóng bỏng đang chảy tràn từ sườn núi lửa Eyjafjallajvkull. Sự trỗi dậy của núi lửa này lần gần đây nhất vào năm 2010 đã gây hại khắp châu Âu khi làm tung vô số khói bụi lên cao trong bầu khí quyển, gây ô nhiễm môi trường và cản trở hàng không.
Một dãy xe hơi đậu ngay dưới chân các dòng dung nham nóng
bỏng đang chảy tràn từ sườn núi lửa Eyjafjallajvkull. (Ảnh: Barcroft)
Những tài xế ưa mạo hiểm thậm chí còn rời xe của họ để chiêm ngưỡng sát gần hơn dòng chảy dung nham. Một vài trong số họ còn đứng cách dòng chất lỏng nóng chảy chết người có nửa mét.
Đường tới núi lửa Eyjafjallajvkull bị bao phủ dưới gần 1 mét tuyết và khói bụi. (Ảnh: Barcroft)
Kristjan, người đã mất 3 tiếng đồng hồ vượt qua một sông băng nguy hiểm trong thời tiết nóng bỏng để tới được “bãi đỗ” đặc biệt trên, kể: Các vệt lốp xe jeep trên tuyết dần biến mất dưới lớp nham thạch, nhưng vì quá trình này diễn ra khá chậm nên chúng tôi thực sự đã không nhận thấy bất kỳ chuyển động nào.
Âm thanh nơi đó rất đáng nhớ. Nó có tiếng giống như một cuộc bắn pháo hoa.
Các dòng nham thạch nguy hiểm chảy tràn xuống các sườn núi lửa. (Ảnh: Barcroft)
Sau vài giờ đồng hồ, màn đêm buông xuống và thời tiết trở nên xấu đi. Chúng tôi đã quyết định ra về, nhưng trên đường quay trở lại sông băng, tuyết rơi dày đặc đến mức chỉ có thể nhìn thấy khoảng 3 mét phía trước ôtô, do đó rất dễ bị lạc. Có thời điểm, chúng tôi đã mất dấu xe đi phía trước khoảng 20 phút.
Sự trỗi dậy của núi lửa Eyjafjallajvkull lần gần đây nhất vào năm
2010 đã gây hại khắp châu Âu khi làm tung vô số khói bụi lên cao
trong bầu khí quyển, gây ô nhiễm môi trường và cản trở hàng không.
Chúng tôi lại không trang bị hệ thống định vị GPS để biết nơi cần tới. Điều này vô cùng bất lợi … Tuy nhiên, cuối cùng, chúng tôi tìm thấy nhóm khác và tiếp tục hành trình về nhà.
Khi đã về nơi xuất phát, nhìn lại các bức ảnh có được từ chuyến đi, tôi cảm thấy vô cùng ngạc nhiên khi bản thân đã được trải nghiệm những thứ giống như vậy.

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.
