Bạn có tin đây là bức ảnh thực của một thiên hà?
Hàng chục năm qua, vô số bức ảnh của các thiên hà đã bị chỉnh sửa. Rất may, nhờ có công nghệ hình ảnh ngày càng hiện đại, chúng ta vẫn có thể lưu giữ và được chiêm ngưỡng những bức ảnh thực.
Nhờ có các kính viễn vọng như là kính Hubble và nhiều kính khác, chúng ta đã xem được những hình ảnh vô cùng kỳ thú của những vật thể, những cấu trúc xa xôi trong vũ trụ. Và những hình ảnh như thế cứ mỗi năm lại trở nên chất lượng hơn nhờ có sự tiến bộ vượt bậc không ngừng của khoa học và công nghệ.
Tuy nhiên, bức ảnh mới nhất khiến bạn có thể ngỡ ngàng lại được lấy từ một chiếc kính viễn vọng chuyên dùng để quan sát bầu trời trong một dự án khảo sát không gian. Giờ đây, nó đã hoàn thành nhiệm vụ chính đó và tiếp tục phục vụ con người cho những mục tiêu quan sát từng vật thể.
Một bức ảnh của Thiên hà Vòng hoa phía Nam do DECam chụp.
Kính viễn vọng ghi hình DECam, viết tắt của cụm từ "Dark Energy Camera", đã thực hiện khảo sát một phạm vi không gian rộng lớn trong khoảng 6 năm. Sau khi kết thúc nhiệm vụ, nó vẫn có khả năng hoạt động tốt nên các nhà nghiên cứu đã sử dụng nó để quan sát Thiên hà Vòng hoa phía Nam. Và hãy để kết quả công việc chứng minh cho khả năng tuyệt vời của chiếc kính viễn vọng này.
Thiên hà Vòng hoa phía Nam, hay còn được gọi là Messier 83, nằm cách Trái đất khoảng 15 triệu năm ánh sáng. Đây là một khoảng cách khá lớn, nhưng DECam được thiết kế để khám phá những điều bí mật của vũ trụ, vì thế nó đã bắt được những khoảnh khắc vô cùng đẹp của thiên này này.
DECam được Bộ Năng lượng Hoa Kỳ chế tạo và gắn trên kính viễn vọng cao 4 mét có tên Víctor M. Blanco đặt ở Chile. Nó là một thiết bị tối tân, sử dụng 74 thiết bị kết hợp sạc có độ nhạy cực cao (CCD) để chụp ảnh. CCD cũng chính là những thiết bị được dùng để chụp ảnh, lắp trong điện thoại di động của chúng ta.
Tất nhiên, CCD của DECam lớn hơn nhiều và được thiết kế chuyên biệt để thu được ánh sáng đỏ cực yếu phát ra từ những thiên hà xa xôi. Đây là điểm mạnh vượt trội của DECam để nó có thể thực hiện nhiệm vụ cơ bản ban đầu là khảo sát năng lượng tối.
74 cảm biến của DECam đã chụp được một bức ảnh của thiên hà Messier 83 một cách ngoạn mục, đến mức khó tin. Những nhánh xoắn ốc tuyệt đẹp cùng với lõi sáng rực của thiên hà hiện ra rõ mồn một. Cho dù đã hoàn thành nhiệm vụ ban đầu là khảo sát năng lượng tối, DECam vẫn tiếp tục là một nguồn thu thập thông tin về không gian vô cùng giá trị.
Những hình ảnh mà kính viễn vọng này cung cấp không chỉ mang lại cảm giác tuyệt vời về mặt thị giác mà còn rất hữu ích để các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về vũ trụ.
Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục giải mã những thông tin mà DECam thu thập được. Trong khi chờ đợi những kết quả thú vị đó, chúng ta còn được thưởng thức một bức tranh tuyệt đẹp của vũ trụ xa xôi và huyền bí.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Những nền văn minh tiên tiến ngoài Trái đất đang trú ngụ trong dải Ngân Hà?
Sự tiến hóa của các thiên hà hình elip hoàn toàn khác với dải Ngân Hà. Chúng trải qua giai đoạn sơ khai có nhiều bức xạ đến nỗi không một hành tinh có sự sống nào có thể tồn tại được...

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Những điều ít biết về các phi hành gia
Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...
