Tên lửa hạt nhân có thể đưa nhà phi hành lên sao Hỏa chỉ trong 3 tháng

Hiện tại, chuyến đi ngắn nhất mà một tàu vũ trụ không người lái từ Trái Đất lên tới sao Hỏa là 7 tháng, còn nếu tàu vũ trụ có phi hành gia là ít nhất 9 tháng.

Theo hãng CNN, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) dự kiến đến năm 2035 sẽ đưa người lên sao Hỏa. Tuy nhiên, để thực sự lên tới hành tinh cách chúng ta 225 triệu kilomet thì đó là một vấn đề nan giải.

Tên lửa hạt nhân có thể đưa nhà phi hành lên sao Hỏa chỉ trong 3 tháng
Ảnh minh họa hệ thống tên lửa đẩy chạy bằng năng lượng hạt nhân dài khoảng 4 m của USNC-Tech. (Ảnh: USNC-Tech)

Lạnh hơn Nam Cực và hầu như không có khí oxy, sao Hỏa là một môi trường cực kỳ khắc nghiệt. Thời gian mà các phi hành gia mất để lên đến đó và ở lại càng lâu thì rủi ro họ phải đối mặt càng lớn, bao gồm tăng khả năng tiếp xúc với bức xạ, từ đó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe bao gồm nguy cơ ung thư, ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương và các bệnh thoái hóa.

Đó là lý do tại sao các nhà khoa học đang tìm cách giảm thiểu thời gian chuyến đi lên sao Hỏa. Công ty Ultra Safe Nuclear Technologies (USNC-Tech) có trụ sở tại Seattle (Mỹ) đã đề xuất một giải pháp: Gắn động cơ đẩy chạy bằng năng lượng hạt nhân (NTP) vào tàu vũ trụ để có thể đưa con người từ Trái đất lên sao Hỏa chỉ trong 3 tháng. Hiện tại, chuyến đi ngắn nhất có thể của một tàu vũ trụ không người lái là 7 tháng, nhưng một sứ mệnh của phi hành đoàn dự kiến sẽ mất ít nhất 9 tháng.

Michael Eades - Giám đốc kỹ thuật của USNC-Tech – cho hay tên lửa chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ mạnh hơn và hiệu quả hơn gấp đôi so với động cơ hóa học được sử dụng ngày nay, có nghĩa là chúng có thể di chuyển xa hơn và nhanh hơn, đồng thời đốt cháy ít nhiên liệu hơn. "Công nghệ hạt nhân sẽ mở rộng phạm vi tiếp cận của nhân loại ra ngoài quỹ đạo Trái Đất và tiến vào không gian sâu”, ông Eades giải thích. Ngoài việc cho phép con người du hành không gian, sáng kiến này có thể mở ra không gian cho các cơ hội kinh doanh trong thiên hà.

Hệ thống NTP sử dụng lò phản ứng hạt nhân để tạo ra nhiệt từ nhiên liệu urani. Năng lượng nhiệt đó làm nóng một chất đẩy lỏng, thường là hydro lỏng, nở ra thành khí và thổi ra ra phía sau, tạo ra lực đẩy.

Tên lửa trang bị NTP có lực đẩy mạnh gấp đôi so với hệ thống hóa học hiện hành. Điều này có nghĩa là công nghệ này có thể đưa các phi hành gia lên sao Hỏa và quay trở lại Trái Đất trong vòng chưa đầy hai năm, thay vì mất hơn 3 năm như tính toán hiện nay.

Tuy nhiên, một trong những thách thức chính đối với việc chế tạo động cơ NTP là tìm ra nhiên liệu urani có thể chịu được nhiệt độ cực lớn bên trong động cơ nhiệt hạt nhân.

USNC-Tech tuyên bố đã giải quyết vấn đề này bằng cách phát triển một loại nhiên liệu có thể hoạt động ở nhiệt độ lên tới 2.426 độ C. Nhiên liệu chứa cacbua silic - một vật liệu được sử dụng để tạo lớp ngoài xe tăng, tạo thành một lớp chắn khí kín ngăn các sản phẩm phóng xạ thoát ra từ lò phản ứng hạt nhân, bảo vệ các phi hành gia.

Tên lửa hạt nhân có thể đưa nhà phi hành lên sao Hỏa chỉ trong 3 tháng
Tên lửa trang bị NTP có lực đẩy mạnh gấp đôi so với hệ thống hóa học hiện hành.

Liệu phương án hạt nhân có an toàn?

Thời gian làm nhiệm vụ ngắn hơn sẽ hạn chế việc phi hành đoàn tiếp xúc với bức xạ không gian, nhưng vẫn còn lo ngại về bức xạ phát ra từ lò phản ứng hạt nhân bên trong tàu vũ trụ.

Điều này sẽ được giảm thiểu thông qua thiết kế của tên lửa. Jeff Sheehy – kỹ thuật trưởng của ban điều hành sứ mệnh công nghệ vũ trụ thuộc NASA - cho biết để bảo vệ mọi người trên mặt đất, tàu vũ trụ NTP sẽ không xuất phát trực tiếp từ Trái đất. Thay vào đó, một tên lửa hóa học thông thường sẽ đưa nó vào quỹ đạo, và chỉ sau đó các nhà điều hành mới kích hoạt lò phản ứng hạt nhân. Khi tàu vũ trụ đã ở trong quỹ đạo, nó có thể gây hại rất ít vì các vụ nổ và bức xạ nhiệt không thể di chuyển trong chân không.

Nếu thảm họa xảy ra và lò phản ứng của tên lửa bị vỡ, các mảnh vụn sẽ không rơi xuống Trái Đất hay bất kỳ hành tinh nào khác ít nhất trong hàng chục nghìn năm. Trong khoảng thời gian đó, chất phóng xạ sẽ "phân hủy tự nhiên đến mức không còn nguy hiểm nữa”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vũ trụ mà chúng ta đang sinh sống liệu có phải là một hố đen?

Vũ trụ mà chúng ta đang sinh sống liệu có phải là một hố đen?

Các chuyên gia về Vũ trụ đã đề xuất một lý thuyết đáng kinh ngạc cho rằng Vũ trụ có thể là một hố đen đối với bất kỳ người ngoài hành tinh nào đang quan sát từ ngoài không gian.

Đăng ngày: 05/02/2021
Thiên thạch lớn bằng tòa nhà bay gần Trái đất

Thiên thạch lớn bằng tòa nhà bay gần Trái đất

Thiên thạch khổng lồ có đường kính 140 - 310m vừa bay sát Trái đất với tốc độ nhanh gấp 20 lần đạn súng trường.

Đăng ngày: 04/02/2021
Nhà thiên văn học người Anh chụp cận cảnh được “rắn Mặt Trời”

Nhà thiên văn học người Anh chụp cận cảnh được “rắn Mặt Trời”

Chùm ảnh của tác giả - nhà thiên văn học Anh Paul Andrews - cho thấy bề mặt của Mặt trời chi tiết đến đáng kinh ngạc.

Đăng ngày: 04/02/2021
Bất ngờ cách hành tinh y hệt Trái đất làm

Bất ngờ cách hành tinh y hệt Trái đất làm "tuyệt đường" sự sống

Sao Kim, hành tinh được chứng minh là anh em song sinh của Trái đất, có thể đã chết trên 1 tỉ năm khi biến đổi thành hành tinh 1 tấm.

Đăng ngày: 03/02/2021
Tên lửa thử nghiệm của SpaceX lại phát nổ khi hạ cánh xuống bệ phóng

Tên lửa thử nghiệm của SpaceX lại phát nổ khi hạ cánh xuống bệ phóng

Phiên bản thử nghiệm của dòng tên lửa mà hãng SpaceX kỳ vọng sẽ đưa con người đầu tiên lên sao Hỏa đã phát nổ ngày 2/2, sau khi bay thử vài km và cố gắng hạ cánh trở lại bệ phóng.

Đăng ngày: 03/02/2021
Vật thể mang

Vật thể mang "mầm sự sống" xưa hơn Trái đất rơi xuống nước Đức

41 nhà khoa học từ 7 quốc gia đã kết hợp để phân tích vật thể tách ra từ một tiểu hành tinh hình thành chỉ 3 triệu năm sau khi hệ Mặt Trời bắt đầu hình thành.

Đăng ngày: 03/02/2021
Top 7 địa điểm trên Trái đất giống với sao Hỏa

Top 7 địa điểm trên Trái đất giống với sao Hỏa

Bạn có biết rằng trên hành tinh của chúng ta cũng tồn tại những nơi rất giống một hành tinh khác? Thật vậy, thực tế là Trái đất sở hữu nhiều địa điểm rất giống sao Hỏa.

Đăng ngày: 02/02/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News