Bạn đã hiểu sai về Hệ Mặt trời

Những hình ảnh minh họa về Hệ Mặt trời không thể hiện đúng kích thước cũng như chuyển động của các hành tinh trong vũ trụ.

Bạn có thể đã nhìn thấy nhiều hình ảnh về Hệ Mặt trời, tuy nhiên, vì mục đích minh họa, những hình ảnh này thường không thể hiện đúng tỷ lệ. Hầu hết phóng đại kích thước của các hành tinh và đặt chúng gần nhau hơn nhiều so với thực tế để người xem dễ hình dung. Nếu quan sát Hệ Mặt trời trong đời thực, tất cả thiên thể sẽ quá nhỏ, mờ nhạt và cách xa nhau để có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Trong vũ trụ thực, Hệ Mặt trời trông giống với bầu trời đêm nhìn từ Trái đất. Thực tế, khi nhìn lên bầu trời đêm, chúng ta đang nhìn thấy một phần lớn của Hệ Mặt trời.

Bạn đã hiểu sai về Hệ Mặt trời
Các hành tinh và quỹ đạo của chúng theo tỷ lệ thực, một số quỹ đạo bao gồm quỹ đạo của Trái đất nằm gần hẳn với Mặt trời so với các hành tinh bên ngoài. (Ảnh: Spacecentre).

Nếu mô phỏng theo tỷ lệ thực, lấy góc nhìn từ bên ngoài, vật thể dễ quan sát nhất là Mặt trời, nhưng cũng chỉ là một đốm sáng nhỏ. Một số hành tinh lớn trông giống như những ngôi sao, trong khi những hành tinh khác thì quá mờ để có thể nhìn thấy.

Chuyển động thực sự của Trái đất và Hệ Mặt trời

Các hành tinh đều quay quanh trục của chúng và quay quanh Mặt trời. Một người trên Trái đất có thể cảm thấy mình đang đứng yên, nhưng ở cấp độ vũ trụ thì không phải như vậy. Trái đất quay quanh trục của nó với tốc độ gần 1700 km/h hay 0,5 km/s.

Con số thoạt nghe có vẻ lớn, nhưng so với những chuyển động khác của Hệ Mặt trời và dải ngân hà đang tác động và tạo ra tốc độ di chuyển của cả hành tinh trong vũ trụ, đây còn chưa phải số lẻ.

Giống như các hành tinh trong Hệ Mặt trời, Trái đất quay quanh Mặt trời nhanh hơn nhiều so với tốc độ quay quanh chính nó. Tốc độ của Trái đất quanh Mặt trời là 30 km/s. Sau 365 ngày, Trái đất sẽ quay trở lại điểm xuất phát, hay chính xác hơn là gần điểm xuất phát, bởi vì Mặt trời cũng không đứng yên.

Bạn đã hiểu sai về Hệ Mặt trời
Một mô hình chính xác về cách các hành tinh quay quanh Mặt trời, sau đó di chuyển qua thiên hà theo một hướng chuyển động khác, trong khi luôn nằm trong cùng một mặt phẳng. (Ảnh: Rhys Taylor).

Các ngôi sao, hành tinh, đám mây khí, hạt bụi, lỗ đen, vật chất tối và nhiều thứ khác trong thiên hà Milky Way đều chuyển động. Từ vị trí quan sát là Trái đất, cách trung tâm thiên hà khoảng 25.000 năm ánh sáng, Mặt trời quay quanh dải ngân hà theo hình elip, và đi hết một vòng sau 220–250 triệu năm.

Ước tính tốc độ của Mặt trời trong hành trình này là khoảng 200–220 km/s, con số lớn so với cả tốc độ quay của Trái đất và tốc độ quay của hành tinh quanh Mặt trời, cả hai đều nghiêng một góc so với mặt phẳng chuyển động của Mặt trời xung quanh thiên hà.

Tuy nhiên, xuyên suốt hành trình, các hành tinh vẫn nằm trong cùng một mặt phẳng, không có hiện tượng đi trước hoặc bị kéo theo sau như một số hình minh họa thường thể hiện.

368km/s là tốc độ con người đang di chuyển trong vũ trụ

Và toàn bộ dải ngân hà không đứng yên, mà chuyển động do lực hấp dẫn của vật chất trong vũ trụ. Trong cụm địa phương, tổ hợp gồm hơn 50 thiên hà trong đó có Milky Way, có thể đo tốc độ di chuyển của Milky Way khi so sánh với thiên hà lớn nhất trong cụm, Andromeda.

Thiên hà này đang di chuyển về phía Mặt trời của chúng ta với tốc độ 301km/s. Khi tính đến chuyển động của Mặt trời trong Milky Way, Andromeda và dải ngân hà đang hướng về phía nhau với tốc độ khoảng 109km/s.

Bạn đã hiểu sai về Hệ Mặt trời
Ở quy mô lớn nhất, không chỉ Trái đất và Mặt trời di chuyển, mà toàn bộ thiên hà và cụm địa phương đều di chuyển do các lực vô hình. (Ảnh: NASA/ ESA).

Cụm địa phương, dù lớn và gồm nhiều thiên hà, cũng không cô lập. Các thiên hà khác và các cụm xung quanh đều tạo ra lực hút. Các nhà khoa học ước tính những cấu trúc xa xôi so với Trái đất này tạo ra thêm 300 km/s tốc độ chuyển động.

Cộng tất cả chuyển động này lại với nhau, Trái đất quay quanh chính nó, Trái đất quay quanh Mặt trời, Mặt trời di chuyển quanh thiên hà, Milky Way hướng về phía Andromeda và cụm địa phương bị hút và đẩy bởi các vùng xung quanh, mới là tốc độ chúng ta thực sự di chuyển trong vũ trụ.

Tốc độ chuyển động đạt tới 368km/s theo một hướng cụ thể, cộng hoặc trừ khoảng 30km/s, tùy thuộc vào thời gian trong năm và hướng mà Trái đất đang quay, theo Ethan Siegal, Tiến sĩ vật lý thiên văn tại Đại học Florida, người viết trang blog Starts With A Bang.

Hành tinh của chúng ta và các hành tinh quay quanh Mặt trời trên một mặt phẳng, và toàn bộ mặt phẳng đó chuyển động theo quỹ đạo hình elip xuyên qua dải ngân hà.

Vì mọi ngôi sao giống Mặt trời trong thiên hà cũng chuyển động theo hình elip, Hệ Mặt trời dường như đi vào và ra khỏi mặt phẳng dải ngân hà theo chu kỳ hàng chục triệu năm, và mất khoảng 200-250 triệu năm để hoàn thành một vòng quay quanh dải ngân hà.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu đầu tiên lấy mẫu ở phía xa Mặt trăng phóng năm 2024

Tàu đầu tiên lấy mẫu ở phía xa Mặt trăng phóng năm 2024

Trung Quốc dự định thu thập mẫu vật đầu tiên từ phía xa của Mặt trăng và mang về Trái đất với nhiệm vụ Hằng Nga 6 vào tháng 5/2024.

Đăng ngày: 14/05/2023
Ánh sáng lạ từ thiên hà lân cận giúp tìm hiểu vũ trụ thời sơ khai

Ánh sáng lạ từ thiên hà lân cận giúp tìm hiểu vũ trụ thời sơ khai

Ánh sáng này được phát ra từ chất khí xung quanh các ngôi sao nóng nhất và do đó đặc biệt tốt cho việc quan sát các thiên hà có khả năng hình thành sao cao.

Đăng ngày: 13/05/2023
Kính viễn vọng Hubble tìm thấy ngôi sao bí ẩn đã

Kính viễn vọng Hubble tìm thấy ngôi sao bí ẩn đã "chết" tới 5 lần

Kính viễn vọng Không gian Hubble ghi được hình ảnh về ngôi sao xấu số đã chết 5 lần, trải dài trong các năm từ 1990 tới 2016 khi quan sát từ Trái đất.

Đăng ngày: 13/05/2023
Thiên thạch lớn cỡ nào có thể phá hủy Trái đất?

Thiên thạch lớn cỡ nào có thể phá hủy Trái đất?

Thiên thạch có kích thước bằng một ngôi nhà khi phát nổ có thể gây ra sức công phá mạnh hơn cả bom nguyên tử năm 1945, san bằng hầu hết tòa nhà trong bán kính gần 2.500m.

Đăng ngày: 12/05/2023
Tên lửa SpaceX sẽ đưa trạm vũ trụ tư nhân lên quỹ đạo

Tên lửa SpaceX sẽ đưa trạm vũ trụ tư nhân lên quỹ đạo

Trạm vũ trụ tư nhân dài khoảng 100m bao gồm nhiều module và trọng lực nhân tạo sẽ hoạt động ở quỹ đạo Trái đất trong hai năm nữa.

Đăng ngày: 12/05/2023
Quả cầu lửa sáng gấp 2 triệu lần Mặt trời bùng trên bầu trời Trái đất

Quả cầu lửa sáng gấp 2 triệu lần Mặt trời bùng trên bầu trời Trái đất

Một số đài thiên văn Trái đất đã bắt được tín hiệu từ một quả cầu lửa dữ dội chưa từng thấy, tuy cách xa tới 8 tỉ năm ánh sáng nhưng sáng như một siêu tân tinh hay sao chổi vừa bay ngang qua ở cự ly gần.

Đăng ngày: 12/05/2023
Cực quang kỳ ảo hòa cùng dòng nước ngầm Yellowstone

Cực quang kỳ ảo hòa cùng dòng nước ngầm Yellowstone

Cực quang xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới do ảnh hưởng của bão Mặt trời, tạo nên một khung cảnh huyền ảo, tựa như một bộ phim thần thoại.

Đăng ngày: 12/05/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News