Bản đồ địa chất toàn diện đầu tiên về bề mặt của Mặt trăng

NASA sẽ có nguồn tài nguyên mới giúp họ trong việc lập kế hoạch cho các sứ mệnh lên Mặt trăng trong tương lai - sau khi các nhà địa chất tạo ra bản đồ đầu tiên về các loại đá trên bề mặt Mặt trăng.

Tấm bản đồ Mặt trăng này được gọi là Bản đồ Địa chất toàn diện của Mặt trăng, được lập bởi Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), NASA và Viện Nghiên cứu Mặt trăng.

Tấm bản đồ đầy màu sắc này được tạo ra với vai trò là một bản thiết kế chi tiết về địa chất bề mặt mặt trăng và có ý nghĩa “vô giá đối với cộng đồng làm khoa học, các nhà giáo dục và toàn thể nhân loại”.

Tấm bản đồ được tạo ra bằng cách kết hợp thông tin từ sáu bản đồ Mặt trăng từ thời Apollo và các thông tin mới thu được bởi những nhiệm vụ vệ tinh khám phá Mặt trăng gần đây.

Các vùng có màu sắc khác nhau thể hiện độ cao của lớp đá và các đặc điểm bề mặt cụ thể sẽ hỗ trợ các nhà thám hiểm và các công trình nghiên cứu Mặt trăng trong tương lai.

Bản đồ địa chất toàn diện đầu tiên về bề mặt của Mặt trăng
Tấm bản đồ chi tiết với độ phân giải cao này sẽ cho phép các cơ quan vũ trụ lập kế hoạch cho các nhiệm vụ khám phá trong tương lai và hiểu rõ hơn về nơi sẽ hạ cánh, nơi để tìm kiếm tài nguyên và thậm chí là nơi thiết lập căn cứ.

Bản đồ địa chất toàn diện đầu tiên về bề mặt của Mặt trăng
Tấm bản đồ đầy màu sắc này có ý nghĩa “vô giá đối với cộng đồng làm khoa học, các nhà giáo dục và toàn thể nhân loại”.

Bản đồ của USGS ở dạng kỹ thuật số và miễn phí trực tuyến, thể hiện đặc điểm địa chất của Mặt trăng một cách chi tiết đến mức kinh ngạc với tỷ lệ 1 : 5.000.000.

Nhà địa chất Corey Fortezzo - tác giả chính của công trình này cho rằng bản đồ này là thành tựu đỉnh cao của một dự án kéo dài hàng thập kỷ. Nó cung cấp thông tin quan trọng cho các nghiên cứu khoa học mới bằng cách kết nối việc thăm dò các vị trí cụ thể trên mặt trăng với phần còn lại của bề mặt Mặt trăng.

Đây là lần đầu tiên toàn bộ bề mặt Mặt trăng được lập thành bản đồ hoàn chỉnh và phân loại một cách nhất quán – một điều hết sức cần thiết cho các sứ mệnh phiêu lưu lên mặt trăng của NASA và các cơ quan khác.

Theo ông Jim Reilly – giám đốc USGS đồng thời là một cựu phi hành gia của NASA, con người luôn bị cuốn hút bởi Mặt trăng, và thật tuyệt vời khi thấy USGS tạo ra một nguồn lực có thể giúp NASA trong việc lên kế hoạch cho các nhiệm vụ trong tương lai.

Các nhà nghiên cứu của USGS đã sử dụng các bản đồ hiện có của Mặt trăng và vẽ lại chúng để phù hợp với các bộ dữ liệu hiệu đại do các vệ tinh quan sát gần đây thu được.

Họ cũng đã phát triển một bản mô tả thống nhất về các lớp đất đá của Mặt trăng, giải quyết được những vấn đề tồn tại trong các hệ thống bản đồ trước đây như tên, mô tả và xác định niên đại không nhất quán.

Thông tin về đường xích đạo của Mặt trăng được thu thập bởi hệ thống máy ảnh quan sát địa hình của cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), còn các dữ liệu về cực bắc và cực nam được lấy từ Tàu thám hiểm Mặt trăng đo độ cao bằng tia laze của NASA.

Bản đồ địa chất toàn diện đầu tiên về bề mặt của Mặt trăng
Các nhà nghiên cứu của USGS đã sử dụng những bản đồ hiện có về Mặt trăng và vẽ lại chúng để phù hợp với các bộ dữ liệu hiện đại thu được từ các vệ tinh quan sát gần đây. Các màu khác nhau thể hiện độ cao và đặc điểm bề mặt khác nhau, chẳng hạn như các miệng núi lửa và các loại đá.

Bản đồ địa chất toàn diện đầu tiên về bề mặt của Mặt trăng
USGS cho biết mục tiêu của họ là thể hiện tất cả các khu vực khác nhau trên Mặt trăng, trong đó có cả vùng tối hơn và sáng hơn nhằm giúp các nhà khoa học và NASA.

Ông Justin Hagerty, Giám đốc Trung tâm Địa chất học vũ trụ của USGS cho biết xây dựng được tấm bản đồ như thế này không hề đơn giản. Nhóm của ông đã phải cực kỳ nỗ lực để hoàn thiện bản đồ mới này và làm cho nó liền mạch. Phần lớn các bản đồ cũ trước đây được thực hiện bởi nhiều nhóm khác nhau với quy mô theo từng khu vực. Chỉ cần họ sử dụng các phương pháp hơi khác nhau một chút thôi thì những tấm bản đồ cùng đặc điểm nhưng được lập bởi các nhóm nghiên cứu khác nhau cũng sẽ bị lệch nhau.

Thách thức của công trình kéo dài hàng thập kỷ này còn bao gồm cả thực tế là các tấm bản đồ Mặt trăng thời Apollo chỉ có ở dạng vẽ trên giấy, và các phiên bản số hóa thời kỳ đầu của những tấm bản đồ giấy này cũng không phù hợp với các hình ảnh được cập nhật và chính xác hơn sau này.

Sáu tấm bản đồ ban đầu thời Apollo đã được đổi mới bằng số hóa và tương thích với các bộ dữ liệu được cập nhật. Mặc dù được định dạng kỹ thuật số mới, nhưng vẫn còn một số vấn đề về như sự khác biệt về đơn vị địa chất, tên đơn vị, cách mô tả đơn vị, mối quan hệ niên đại, và các đặc điểm bề mặt còn chưa được nhất quán.

Điều này có nghĩa là các nhà địa chất phải tạo ra một hệ thống thống nhất để xác định từng loại đá và đặc điểm chung và đặt tên cho chúng một cách nhất quán.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện hệ 6 hành tinh có quỹ đạo hoàn hảo

Phát hiện hệ 6 hành tinh có quỹ đạo hoàn hảo

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Astronomy & Astrophysics cho thấy ngôi sao HD 158259 được quay quanh bởi một "siêu Trái Đất" và năm "sao Hải Vương nhỏ".

Đăng ngày: 24/04/2020
Bí ẩn che giấu ở

Bí ẩn che giấu ở "hành tinh" kỳ quái cách Trái đất 25 năm ánh sáng

Fomalhaut b, hành tinh từng khiến các nhà thiên văn học kinh ngạc vì khả năng thoắt ẩn, thoắt hiện có thể không phải là một hành tinh như khẳng định bấy lâu nay.

Đăng ngày: 22/04/2020
Ảnh chụp

Ảnh chụp "tinh vân gà chạy" cách 6.000 năm ánh sáng

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố hình ảnh tuyệt đẹp về tinh vân IC 2944 trong chòm sao Nhân Mã.

Đăng ngày: 22/04/2020
Sao Diêm Vương có phải là một hành tinh không?

Sao Diêm Vương có phải là một hành tinh không?

Sao Diêm Vương là một trong hàng trăm nghìn tiểu hành tinh băng giá (được gọi là các vật thể trong vành đai Kuiper) quay xung quanh Mặt Trời và ở xa Mặt Trời hơn cả sao Hải Vương.

Đăng ngày: 22/04/2020
NASA phát hành bộ hình nền máy tính và điện thoại kỷ niệm Ngày Trái đất

NASA phát hành bộ hình nền máy tính và điện thoại kỷ niệm Ngày Trái đất

Để tôn vinh kỷ niệm lần thứ 50 Ngày Trái đất (22-4-1970 – 22-4-2020), NASA đã đã công bố bộ poster để đặt làm hình nền máy tính, điện thoại, trong đó hình ảnh Trái đất được chụp từ vũ trụ trông bé nhỏ như một ngôi sao.

Đăng ngày: 22/04/2020
Vụ va chạm hố đen cách Trái đất 2,4 tỷ năm ánh sáng

Vụ va chạm hố đen cách Trái đất 2,4 tỷ năm ánh sáng

Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện cặp hố đen chênh lệch khối lượng gần 4 lần va chạm và sáp nhập.

Đăng ngày: 21/04/2020
Ngôi nhà tí hon phục vụ việc sống trên Mặt trăng

Ngôi nhà tí hon phục vụ việc sống trên Mặt trăng

Một công ty kiến trúc Đan Mạch đang xây dựng một ngôi nhà tí hon phục vụ việc sinh sống trên Mặt Trăng. Việc thử nghiệm sẽ được tiến hành tại phía bắc đảo Greenland trong 3 tháng.

Đăng ngày: 21/04/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News