Bắn phá mặt trăng mini để thử nghiệm phòng thủ Trái đất

Ngoài mặt trăng còn có rất nhiều tiểu hành tinh nhỏ bé khác, kích thước chỉ 1-2m quay quanh Trái đất của chúng ta, được các nhà khoa học đặt tên là "mặt trăng mini".

Theo nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Frontiers in Astronomy and Space Sciences, có rất nhiều mặt trăng mini đang quay quanh trái đất. Nguồn gốc của chúng có thể là vành đai tiểu hành tinh nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc.

Bắn phá mặt trăng mini để thử nghiệm phòng thủ Trái đất
Những tiểu hành tinh quay quanh Trái đất thì có thể giúp ích cho con người - (ảnh: HUFFINGTON POST).

Do các tương tác hấp dẫn của mặt trời và các hành tinh, một số tiểu hành tinh đã đi lạc sang phía Trái đất và đi vào quỹ đạo, quay quanh trái đất y như mặt trăng – vệ tinh tự nhiên duy nhất của hành tinh chúng ta.

Theo tiến sĩ Robert Jedicke, đến từ Đại học Hawaii (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu, cần đẩy mạnh việc tìm kiếm và quan sát các mặt trăng mini bởi chúng sẽ giúp con người nâng cao hiểu biết về các vật thể ngoại lai và các hệ mặt trăng quay quanh các hành tinh.

Chúng còn có thể trở thành vật thí nghiệm tiềm năng cho các hệ thống phòng thủ Trái đất khỏi sự tấn công của thiên thạch, ví dụ như các công cụ làm chệch đường đi hay công phá vật thể không gian. Lịch sử hành tinh của chúng ta đã đối diện nhiều lần bị đe dọa bởi thiên thạch khủng, trong đó sự tuyệt chủng của khủng long cũng được cho rằng do một thiên thạch gây biến đổi khí hậu toàn thế giới trong thời gian dài.

Với kích thước của mình, các mặt trăng mini sẽ không gây nguy hiểm cho trái đất khi thử nghiệm bởi nếu có mảnh vỡ nào rơi xuống, chúng sẽ nhanh chóng bị đốt cháy và tiêu biến khi tiếp xúc với khí quyển.

Vật thể đầu tiên quay quanh trái đất ngoài mặt trăng được con người phát hiện là tiểu hành tinh RH120 2006, được quan sát lần đầu vào 12 năm trước. Việc quan sát những tiểu hành tinh tương tự vẫn còn nhiều khó khăn bởi chúng quá nhỏ bé.

Vấn đề các mặt trăng mini còn gây nhiều tranh cãi bởi nhiều thuật toán trong khoa học hành tinh xác định rằng việc tồn tại một thiên thể khác bỗng dưng tạo nên quỹ đạo quanh mặt trăng và quay quanh trái đất vĩnh viễn như mặt trăng là điều không thể. Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu trên cho biết trong vài năm tới, việc xác định và theo dõi các mặt trăng mini không còn khó khăn nữa khi một siêu kính viễn vọng mang tên Large Synoptic Survey Telescope (LSST) xây dựng ở Chile được đưa vào hoạt động.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Biển mây sao Mộc tuyệt đẹp bốc mùi khó ngửi

Biển mây sao Mộc tuyệt đẹp bốc mùi khó ngửi

Tàu vũ trụ Juno của NASA vừa thu thập được nhiều dữ liệu thú vị trong chuyến tiếp cận gần nhất biển mây đa sắc tuyệt đẹp của sao Mộc.

Đăng ngày: 13/08/2018
Phóng công trình hình kim cương dài bằng sân bóng lên vũ trụ

Phóng công trình hình kim cương dài bằng sân bóng lên vũ trụ

Orbital Reflector, công trình nghệ thuật trông giống viên kim cương dài, sẽ được đưa lên quỹ đạo Trái Đất bằng tên lửa Falcon 9 của SpaceX từ Trạm không quân Vandenberg tại California, Mỹ.

Đăng ngày: 13/08/2018
NASA phóng thành công tàu vũ trụ để tiếp cận Mặt trời

NASA phóng thành công tàu vũ trụ để tiếp cận Mặt trời

Tên lửa Alliance Delta IV mang theo tàu vũ trụ Parker của NASA rời bệ phóng từ Tổ hợp phóng vũ trụ 37 tại Trạm không quân Cape Canaveral, Florida, Mỹ, vào 2h53 chiều 12/8, theo giờ Việt Nam.

Đăng ngày: 13/08/2018
Cận cảnh bụi tiểu hành tinh qua kính hiển vi, hé lộ nhiều bí ẩn

Cận cảnh bụi tiểu hành tinh qua kính hiển vi, hé lộ nhiều bí ẩn

Sau nhiều nỗ lực thất bại trong việc đổ bộ lên bề mặt tiểu hành tinh này, Hayabusa cuối cùng cũng hạ cánh lên được và thu thập 15.000 hạt bụi nhỏ vào năm 2005.

Đăng ngày: 10/08/2018
Sóng điện từ mặt trăng của sao Mộc đe dọa tàu vũ trụ

Sóng điện từ mặt trăng của sao Mộc đe dọa tàu vũ trụ

Sóng điện từ bí ẩn trên mặt trăng lớn nhất của sao Mộc – Ganymede – vừa được tàu vũ trụ Galileo của NASA ghi nhận được.

Đăng ngày: 10/08/2018
Trung Quốc dự kiến ra mắt Trạm không gian Tiangong tương tự như ISS vào năm 2020

Trung Quốc dự kiến ra mắt Trạm không gian Tiangong tương tự như ISS vào năm 2020

Lớn hơn so với trạm không gian Mir Nga 140 tấn, Thiên Cung sẽ bao gồm một mô-đun lõi và hai cabin phòng thí nghiệm, đủ lớn để chứa 3 đến 6 phi hành gia.

Đăng ngày: 10/08/2018
Nơi lạnh lẽo bậc nhất vũ trụ hóa ra đang ở ngay trong quỹ đạo Trái đất của chúng ta

Nơi lạnh lẽo bậc nhất vũ trụ hóa ra đang ở ngay trong quỹ đạo Trái đất của chúng ta

Bạn biết nơi lạnh nhất trong vũ trụ nằm ở đâu không? Với hiểu biết của nhân loại vào lúc này, thì đó là Nebula - một tinh vân nằm cách chúng ta 5.000 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 09/08/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News