Bạn sẽ phải ngạc nhiên khi biết những hạt bụi vàng trong bức ảnh này thực chất là gì!
Mọi hiểu biết của con người về vũ trụ đến nay vẫn còn rất khiêm tốn so với tầm vóc vĩ đại của nó. Bức ảnh được ESA đăng tải trên website của mình mới đây chắc chắn sẽ giúp bạn thấm thía điều này.
Thử ngắm bức hình này xem. Bạn nghĩ nó là gì nhỉ?
Bạn đoán thử xem các chấm vàng vàng trong ảnh trên là gì?
Tưởng như chỉ là một tờ giấy màu xanh với các hạt bụi vàng trên đó, nhưng không đơn giản như vậy đâu. Đây thực chất là bức hình do ESA (Cơ quan Vũ trụ Châu Âu) công bố, để giúp chúng ta hình dung được độ rộng lớn vô tận của không gian vũ trụ.
Và để cho rõ ràng hơn thì mỗi chấm vàng bạn đang thấy là cả một thiên hà.
Bạn không nhìn nhầm đâu! Là thiên hà! Dải Ngân hà của chúng ta chính là một thiên hà, và trong vũ trụ có vô số thiên hà. Chúng được biểu hiện bằng các chấm vàng ấy.
Các chấm vàng thực chất là các thiên hà đấy!
Vũ trụ rộng lớn đến nỗi mọi từ ngữ, mọi con số đều có vẻ quá hạn chế để miêu tả sự vĩ đại của nó. Chỉ riêng Thiên Hà, ngân hà mà chúng ta đang sinh sống, đã có đường kính 10.000 năm ánh sáng và chứa ít nhất 100 tỉ ngôi sao. Và dù kì vĩ đến vậy, nó cũng chỉ là một hạt cát li ti trong vũ trụ bao la.
Bức ảnh này được kính thiên văn không gian Herschel của ESA chụp lại. Mỗi điểm thể hiện bức xạ nhiệt phát ra từ bụi vũ trụ, nằm trong khoảng không gian giữa các ngôi sao trong mỗi dải thiên hà. Bức xạ này đã phát ra trước cả khi hệ Mặt trời hay Trái đất hình thành, tức là ta đang nhìn thấy chúng của hàng tỷ năm về trước.
Chỉ nặng 9MB nhưng bức ảnh này đã chụp lại 180.1 độ vuông của bầu trời cực bắc ngân hà (NGP). Đây là vùng nằm cách xa so với đĩa Ngân Hà, nơi tập trung đông đúc các thiên thể. Do đó, bức ảnh cung cấp cái nhìn về khoảng không gian thoáng đãng cách xa "ngôi nhà khổng lồ" mà chúng ta đang sinh sống.
Đứng trên Trái đất, các nhà khoa học định vị dựa vào hệ tọa độ thiên văn. Khu vực được thu lại trong bức ảnh được xác định nằm gần Hậu Phát - chòm sao chứa quần tụ Coma lộng lẫy. Thật trùng hợp, quần tụ Coma cũng có mặt và góp 1.000 điểm sáng cho bức ảnh này.
Vị trí chòm sao Hậu Phát.
Những bức ảnh về vũ trụ như thế này khiến con người cảm nhận được sự nhỏ bé của mình. Nhưng quan trọng hơn, nó là công cụ đắc lực giúp các nhà khoa học ước tính tổng số thiên hà trong vũ trụ quan sát được thông qua phép ngoại suy.
Hai năm trước, các nhà thiên văn học đã nhận ra vũ trụ chứa số lượng thiên hà gấp 10 đến 20 lần tính toán trước đó, và đó chỉ là phần vũ trụ chúng ta quan sát được thôi.
Ước tính mới nhất là vũ trụ trong vùng quan sát được chứa một đến hai ngàn tỷ thiên hà. Vũ trụ chứa đầy sao, khoảng 700 triệu lũy thừa sáu (7 với 23 số không đằng sau) ngôi sao nằm trong chân trời vũ trụ học chúng ta có thể tiếp cận được.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
