Bàn tay có điểm này, bạn có thể mang dòng máu người khác loài
Một nghiên cứu mới dẫn đầu bởi chủ nhân giải Nobel Y sinh năm 2022 phát hiện "bệnh Viking" thực ra là di sản của những cuộc hôn phối dị chủng của tổ tiên chúng ta với người khác loài Neanderthals.
"Bệnh Viking" là một dạng bệnh lạ lùng trong đó nam giới lớn tuổi có một vài ngón tay bị mắc kẹt trong tư thế gập. Do bệnh này phổ biến nhất ở khu vực Bắc Âu - ảnh hưởng đến 30% nam giới trên 60 tuổi - nên nó được gọi là bệnh Viking (người Viking sống ở Bắc Âu).
Theo SciTech Daily, nhóm khoa học gia từ Viện Karolinska (Thụy Điển), dẫn đầu bởi PGS Hugo Zeberg và GS Svante Pääbo, đã phân tích dữ liệu di truyền của hơn 7.800 người mắc bệnh Viking và tìm ra yếu tố bất ngờ: Dấu tích của người khác loài.
Một vài ngón tay bị cong gập lại có thể do một biến thể gene tiềm ẩn được di truyền từ tổ tiên người khác loài Neanderthals - (Ảnh: VIỆN KAROLINSKA)
Bệnh Viking có tên chính thức là "chứng co rút Dupuytren", có gặp ở cả phụ nữ nhưng hầu hết bệnh nhân vẫn là nam giới. Bệnh thường khởi đầu bằng một khối u trong lòng bàn tay, phát triển to dần và khiến một hoặc vài ngón tay bị cong gập lại.
"Vì chứng co rút Dupuytren hiếm khi xuất hiện ở người gốc Phi nên chúng tôi tự hỏi liệu các biến thể gene của người Neanderthals có thể giải thích một phần lý do hay không" - GS Zeberg giải thích.
Neanderthals là một loài khác cùng thuộc chi Người (Homo) với người hiện đại Homo sapiens chúng ta (còn gọi là Người Tinh Khôn), cũng như các loài Denisovans, Homo Erectus.
Các nhóm Homo sapiens rời châu Phi vài chục ngàn năm trước đã gặp gỡ và sinh sống với nhiều cộng đồng người khác loài Neanderthals và Denisovans, nảy sinh hôn nhân dị chủng. Do đó người châu Phi là nhóm dân cư "thuần chủng" Homo sapiens nhất, trở thành đối chứng quan trọng trong việc nghiên cứu các yếu tố di truyền khác loài ở con người.
Theo nghiên cứu, 7.800 người nói trên thuộc 3 nhóm bệnh nhân ở Mỹ, Anh và Phần Lan.
Sau đó, nhóm nghiên cứu so sánh dữ liệu thu thập của số bệnh nhân trên với bộ gene của 645.800 người khỏe mạnh khác, sàng lọc ra 61 rủi ro di truyền có thể liên quan đến bệnh Viking.
Từ đó, họ lại sàng lọc tiếp và phát hiện ra 3 đặc điểm di truyền đúng là di sản của tổ tiên người khác loài Neanderthals, trong đó có hai yếu tố đóng vai trò quan trọng thứ 2 và thứ 3 của bệnh.
Phát hiện giúp hoàn thành bức tranh ngày một đầy đủ hơn về cách gene của loài người khác ảnh hưởng đến con người hiện đại. Không phải lúc nào là ảnh hưởng bất lợi. gene Neanderthals cũng giúp nhiều người sinh sản thuận lợi hơn, tránh được một số bệnh truyền nhiễm, chuyển hóa tốt hơn...
Một trong hai tác giả chính của nghiên cứu - nhà di truyền học Svante Pääbo - là chủ nhân giải Nobel Y học năm 2022 vì những khám phá liên quan đến người Neanderthals, bao gồm việc giải trình tự thành công bộ gene của họ.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Trung Quốc tìm thấy phôi khủng long mỏ vịt được bảo quản nguyên vẹn trong quả trứng
Hai mảnh phôi khủng long từ kỷ Phấn trắng đã được tìm thấy ở tỉnh Giang Tây, miền Đông Trung Quốc.

Cận cảnh bức tranh khảm quý hiếm, rõ nét nhất mô tả cuộc chiến thành Troy
Các nhà khoa học phát hiện ra bức tranh khảm rõ ràng nhất từ trước đến nay mô tả cuộc chiến thành Troy trong thần thoại Hy Lạp.

Phát hiện loài "vượn khủng bố" - một trong những loài vượn lớn nhất từng tồn tại trên Trái đất
Đây là một loài vượn cổ đại có trọng lượng gần 50kg, từng sinh sống ở châu Phi, đặc biệt là Nam Phi và Ethiopia.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.
