Nghiên cứu về cội nguồn gene người đoạt giải Nobel Y Sinh 2022

Nghiên cứu về cội nguồn gene người của nhà khoa học Svante Pääbo dành giải Nobel Y Sinh 2022 vì những khám phá liên quan đến sự tiến hóa của con người.

Thông qua nghiên cứu tiên phong của mình, giáo sư Svante Pääbo đã giải trình tự bộ gene của người Neanderthal, một họ hàng đã tuyệt chủng của loài người ngày nay. Ông cũng phát hiện ra Denisova, tộc người (hominin) chưa từng được biết đến trước đây, từ một mảnh xương ngón tay 40.000 năm tuổi.

Công trình của giáo sư Pääbo cũng cho thấy sự chuyển đổi gene xảy ra ở các tộc người (đã tuyệt chủng) sang Homo Sapiens sau khi di cư ra khỏi châu Phi khoảng 70.000 năm trước. Các gene cổ đại này có liên quan đến sinh lý học đối với con người ngày nay. Nó ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và cách chúng ta phản ứng với các bệnh truyền nhiễm.

Bên cạnh đó, nhà khoa học cũng cho rằng người hiện đại (Homo Sapiens) có lợi thế về nhận thức so với người Neanderthal.

Bằng chứng cho phát hiện của Pääbo lần đầu xuất hiện vào năm 2010, sau khi ông tìm ra phương pháp chiết xuất, giải trình tự và phân tích DNA cổ đại từ xương người Neanderthal. Nhờ công trình này, các nhà khoa học có thể so sánh bộ gene của người Neanderthal với hồ sơ di truyền của người sống ngày nay.

"Nghiên cứu tinh vi của Pääbo đã tạo ra lĩnh vực khoa học hoàn toàn mới. Bằng cách tiết lộ những khác biệt về gene, giúp phân biệt tất cả những người hiện đại với những hominin đã tuyệt chủng, khám phá của ông cung cấp cơ sở để tìm hiểu xem điều gì khiến con người là độc nhất vô nhị", Ủy ban Nobel nói và thêm rằng giới khoa học có thể sử dụng những công cụ này để hiểu rõ hơn về tiến hóa và lịch sử di cư của nhân loại.

Nhà khoa học Thụy Điển 67 tuổi sẽ nhận giải thưởng trị giá hơn 900.000 USD từ Ủy ban Nobel, trao trong tháng 12.

Pääbo là Giám đốc Viện Nhân chủng học Tiến hóa Max Planck ở Leipzig, Đức từ năm 1997 và là Nghiên cứu viên Danh dự tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, Anh.

Cha của ông là Sune Karl Bergström, một nhà hóa sinh cũng từng đạt giải Nobel Y Sinh nhờ công trình nghiên cứu về prostaglandin, các axit béo không bão hòa ở mô. Chúng có vai trò như một chất trung gian hóa học của quá trình viêm và cảm nhận đau, ngoài ra còn có tác dụng sinh lý ở các mô riêng biệt.

Nghiên cứu về cội nguồn gene người đoạt giải Nobel Y Sinh 2022
Tên của nhà khoa học Svante Pääbo được Ủy ban Nobel thông tin chiều 3/10. (Ảnh: AFP).

Các ứng viên sáng giá cho giải Nobel Y Sinh năm nay thuộc về nhiều lĩnh vực, trong đó nổi bật là nghiên cứu về công nghệ mRNA trong vaccine ngừa Covid-19; khám phá cơ sở di truyền của các căn bệnh; kỹ thuật vi lưu ứng dụng trong phân tách tế bào.

Người đoạt giải được trao chứng nhận Nobel, huân chương Nobel và tiền thưởng trị giá 10 triệu kronor Thụy Điển (hơn 900.000 USD), vào ngày 10/12. Các nhà khoa học thường phải đợi nhiều thập kỷ để công trình của họ được Hội đồng Giám khảo Nobel công nhận.

Năm 2021, Ủy ban xướng tên hai nhà khoa học người Mỹ David Julius và Ardem Patapoutian nhờ công trình khám phá về nhiệt độ và xúc giác. Cả hai giành giải thưởng vì "những phát hiện quan trọng liên quan tới cơ chế thụ cảm nhiệt độ và xúc giác". Công trình của họ làm sáng tỏ cách giảm đau mạn tính và cấp tính liên quan đến một số bệnh tật, chấn thương và phương pháp điều trị.

Từ năm 1901 đến nay, Ủy ban đã trao tổng cộng 112 giải Nobel Y Sinh. Người trẻ nhất từng đoạt giải là nhà khoa học Frederick G. Banting, được vinh danh khi mới 32 tuổi, vì đã khám phá ra insulin. Người cao tuổi nhất là Peyton Rous cho công trình phát hiện virus gây khối u. Ông được xướng tên năm 1966, ở tuổi 87.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ứng viên sáng giá cho giải Nobel Y Sinh 2022

Ứng viên sáng giá cho giải Nobel Y Sinh 2022

Các chuyên gia dự đoán giải Nobel Y Sinh 2022 có thể thuộc về nghiên cứu lĩnh vực tế bào, cơ sở di truyền bệnh hoặc công nghệ mRNA trong vaccine Covid-19.

Đăng ngày: 03/10/2022
Tàu vũ trụ NASA đã đâm thành công vào tiểu hành tinh

Tàu vũ trụ NASA đã đâm thành công vào tiểu hành tinh

Tàu vũ trụ DART của NASA lao vào tiểu hành tinh Dimorphos không nguy hiểm trong thử nghiệm phòng thủ hành tinh đầu tiên trên thế giới.

Đăng ngày: 27/09/2022
Cha đẻ máy tính lượng tử giành giải thưởng Vật lý 3 triệu USD

Cha đẻ máy tính lượng tử giành giải thưởng Vật lý 3 triệu USD

Một nhà vật lý lý thuyết chưa bao giờ có việc làm ổn định đã giành được giải thưởng hấp dẫn nhất giới khoa học vì những đóng góp tiên phong trong lĩnh vực máy tính lượng tử.

Đăng ngày: 24/09/2022
Bức hình

Bức hình "nghìn năm có một" chiến thắng giải nhiếp ảnh danh giá

Bức ảnh “nghìn năm có một” về một sao chổi, có thể sẽ không được chứng kiến từ Trái Đất một lần nữa, đã chiến thắng giải thưởng nhiếp ảnh danh giá về thiên văn.

Đăng ngày: 20/09/2022

"Giải Nobel của Trung Quốc" trao cho 3 nhà khoa học, mỗi người 1 triệu USD

Truyền thông Trung Quốc gọi " Giải Khoa học tương lai" là "Giải Nobel của Trung Quốc". Năm nay, giải thưởng được trao cho 2 nhà khoa học tại Trung Quốc đại lục và 1 nhà khoa học tại Hong Kong.

Đăng ngày: 22/08/2022
10 nhà khoa học Việt có tên trong bảng xếp hạng thế giới của reseach.com

10 nhà khoa học Việt có tên trong bảng xếp hạng thế giới của reseach.com

10 nhà khoa học làm việc trong nước được website Research.com xếp hạng ở 6 lĩnh vực vì " thành tích xuất sắc trong công bố khoa học".

Đăng ngày: 19/08/2022
Cầu Long Biên, Văn Miếu Quốc Tử Giám, hang Sơn Đoòng... được xác lập

Cầu Long Biên, Văn Miếu Quốc Tử Giám, hang Sơn Đoòng... được xác lập "kỷ lục bất biến"

Chiều 26-7, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) công bố 20 kỷ lục đầu tiên trong hành trình tìm kiếm và công bố top 100 kỷ lục bất biến của Việt Nam lần 1 năm 2022.

Đăng ngày: 27/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News