Nữ nhà văn Pháp đoạt giải Nobel văn học 2022
Hội đồng trao giải Nobel công bố nữ nhà văn Pháp Annie Ernaux đoạt giải Nobel văn chương năm nay "vì lòng dũng cảm và sự nhạy bén" của bà.
Nữ nhà văn người Pháp Annie Ernaux.
Trong thông báo đăng trên trang Nobelprize.org chiều ngày 6-10, ủy ban trao giải nhận định giải Nobel văn học năm 2022 được trao cho tác giả người Pháp Annie Ernaux "vì lòng dũng cảm và sự nhạy bén" mà bà đã dùng để khám phá ra "gốc rễ, sự ghẻ lạnh và những hạn chế chung của ký ức cá nhân".
Trong bài viết của mình, nữ văn sĩ Annie Ernaux xem xét nhất quán và từ các góc độ khác nhau một cuộc đời được đánh dấu bởi sự chênh lệch mạnh mẽ về giới tính, ngôn ngữ và giai cấp.
Con đường trở thành tác giả của bà rất dài và gian nan, theo ủy ban trao giải.
Theo AFP, bà Ernaux đã viết hơn 20 cuốn sách, nhiều cuốn trong số đó đã được đưa vào dạy trong trường ở Pháp trong các thập kỷ qua. Sách của bà mở ra những cửa sổ tinh tế, sâu sắc nhất nhìn vào vào đời sống xã hội của nước Pháp hiện đại.
Trên tất cả, văn chương của Ernaux dựa trên chính cuộc đời bà, từ cô gái thuộc tầng lớp lao động đến tầng lớp văn học thượng lưu, đưa ra góc nhìn phê phán về cấu trúc xã hội và những cảm xúc phức tạp của chính bà.
"Tác phẩm của bà không khoan nhượng và được viết bằng ngôn ngữ đơn giản, sạch sẽ", Viện Hàn lâm Thụy Điển, cơ quan trao giải Nobel, nhận định.
"Và khi bà ấy, với lòng dũng cảm và sự nhạy bén, bộc lộ sự đau đớn của trải nghiệm về tầng lớp, mô tả sự xấu hổ, sỉ nhục, ghen tị hoặc không thể thấy mình là ai, bà ấy đã đạt được điều gì đó đáng ngưỡng mộ và lâu bền", cơ quan trao giải cho biết thêm.

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học
Ngày 23/3, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc đã ban bố một bản "Quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học". Bản "Quy phạm..." này đưa ra định nghĩa 7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học...

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Tàu vũ trụ NASA đã đâm thành công vào tiểu hành tinh
Tàu vũ trụ DART của NASA lao vào tiểu hành tinh Dimorphos không nguy hiểm trong thử nghiệm phòng thủ hành tinh đầu tiên trên thế giới.

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&
