Ba nhà khoa học nhận giải Nobel Vật lý 2022 với nghiên cứu về lượng tử
Giải Nobel Vật lý 2022 được trao cho ba nhà khoa học với nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực lượng tử.
Chân dung các nhà khoa học nhận giải Nobel Vật lý 2022. (Ảnh: Nobel Prize)
Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển xướng tên các nhà khoa học Alain Aspect, John F. Clauser và Anton Zeilinger lúc 16h48 ngày 4/10 (giờ Hà Nội) nhận giải thưởng danh giá của năm 2022.
Ba nhà khoa học nhận giải Nobel Vật lý 2022 cho "thí nghiệm với các photon vướng víu, xác lập sự xâm phạm với bất đẳng thức Bell và tiên phong trong khoa học thông tin lượng tử".
Các nhà khoa học Alain Aspect (Pháp), John Clauser (Mỹ) và Anton Zeilinger (Australia) đã thực hiện những thí nghiệm mang tính đột phá với các trạng thái lượng tử vướng víu - khi hai hạt hoạt động như một khối thống nhất kể cả khi chúng bị chia tách. Các kết quả của họ đã mở đường cho công nghệ mới dựa trên thông tin lượng tử.
Trong số những người đoạt giải Nobel Vật lý, chỉ có 4 phụ nữ là Marie Curie, Maria Goeppert-Mayer, Donna Strickland và Andrea Ghez. John Bardeen là học giả duy nhất hai lần đoạt giải Nobel Vật lý vào năm 1956 và 1972. Người đoạt giải trẻ nhất là Lawrence Bragg, ông nhận giải cùng cha mình vào năm 1915, khi mới 25 tuổi. Người già nhất là Arthur Ashkin, đoạt giải năm 2018, khi 96 tuổi.
Giải Nobel Vật lý năm 2021 thuộc về ba nhà khoa học Syukuro Manabe, Klaus Hasselmann và Giorgio Parisi với nghiên cứu về các hệ thống vật lý phức tạp.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học
Ngày 23/3, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc đã ban bố một bản "Quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học". Bản "Quy phạm..." này đưa ra định nghĩa 7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học...

Tàu vũ trụ NASA đã đâm thành công vào tiểu hành tinh
Tàu vũ trụ DART của NASA lao vào tiểu hành tinh Dimorphos không nguy hiểm trong thử nghiệm phòng thủ hành tinh đầu tiên trên thế giới.

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&
