Bàn tay vô hình

Bạn đã bao giờ muốn biết một bàn tay vô hình trông như thế nào chưa? Nó lớn hơn tay thật một chút nhưng các ngón lại ngắn hơn. Theo trang tin New Scientist, lần đầu tiên hình dạng được cảm nhận của một cánh tay tưởng tượng đã được đo kích thước. Phát hiện này có thể giúp chúng ta biết nhiều hơn về cách bộ não hình dung các bộ phận cơ thể như thế nào.

Ảo tưởng về một cánh tay vô hình có thể xuất hiện sau một ca phẫu thuật cắt cụt hoặc ở người mất chi do bệnh bẩm sinh. Kết quả là bệnh nhân có cảm giác rằng cánh tay đó thực sự hiện hữu. Theo một giả thuyết, bệnh nhân nhìn người xung quanh để nhận biết phần cơ thể mình không có trông như thế nào. Giả thuyết khác cho rằng cảm giác về một cánh tay vô hình phản ánh hoạt động não ở những vùng “vẽ bản đồ” cơ thể chúng ta trong không gian.

Bàn tay vô hình
Bàn tay vô hình

Nhằm làm sáng tỏ căn nguyên của những cánh tay vô hình, chuyên gia Matthew Longo thuộc Đại học London (Anh) và các cộng sự đã nhờ sự giúp đỡ của C.L, một phụ nữ 38 tuổi bị cụt tay trái bẩm sinh và thường xuyên có cảm giác mình có một cánh tay vô hình. Cô được yêu cầu đặt tay phải bên dưới một tấm bảng và chỉ ra đâu là đầu ngón tay, đâu là khớp ngón tay. Sau đó cô lặp lại với cánh tay trái tưởng tượng.

Các cuộc nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng chúng ta có xu hướng đánh giá không đúng chiều dài ngón tay, tăng dần từ ngón cái đến ngón út. Điều này phản ánh sự khác biệt về mức độ cảm giác và kích thước vùng vỏ não chi phối cảm giác xúc giác (somatosensory cortex), được cho là giúp chúng ta hình dung về mỗi ngón tay. Đúng như dự đoán của các nhà nghiên cứu, C.L đã báo cáo về những biến dạng đặc trưng này khi chỉ ra những kích thước của bàn tay phải. Nhưng cô vẫn mắc lỗi tương tự khi mô tả về cánh tay vô hình, cho thấy cô cảm nhận cả hai bàn tay theo cách tương tự.

Điều này khẳng định có “một sự tượng trưng cấu trúc nào đó trong não về một phần cơ thể chưa từng tồn tại”, chuyên gia Patrick Haggard thuộc Đại học Hoàng gia London, một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết. Điều này cho thấy vỏ não chi phối cảm giác xúc giác không đòi hỏi đầu vào cảm giác hay hình ảnh để mường tượng ra cấu trúc cơ thể. Việc hiểu được cách não cảm nhận về cơ thể có thể có những phạm vi tác động rất lớn. Ông Longo cho biết có một số cuộc nghiên cứu cho thấy những người bị rối loạn ăn uống có thể đánh giá không chính xác kích cỡ cơ thể của họ từ phản hồi xúc giác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News