Bằng chứng James Webb có khả năng chụp "nhà" người ngoài hành tinh

Siêu kính viễn vọng James Webb mà các nhà thiên văn kỳ vọng có khả năng soi rọi trực tiếp vào các thế giới có sự sống vừa chứng minh nó sẽ không phụ lòng: Đem về hình ảnh trực tiếp đầu tiên về hành tinh ngoài Hệ Mặt trời.

Các hình ảnh về ngoại hành tinh - tức hành tinh ngoài Hệ Mặt trời - chúng ta nhìn thấy trước đây đều là hình ảnh được đồ họa lại, dựa trên dữ liệu quang phổ hiếm hoi mà các kính thiên văn thu thập được từ "đường cong ánh sáng" của ngôi sao mẹ, khi hành tinh vô tình bay ngang khoảng không giữa sao mẹ và Trái đất. Bởi chúng đều quá xa xôi.

Nhưng trong nghiên cứu vừa công bố trực tuyến trên aXirv ngày 2-9, một nhóm khoa học gia đã xác định được trong kho dữ liệu mà siêu kính viễn vọng James Webb gửi về Trái đất hình ảnh trực tiếp đầu tiên của một hành tinh ngoài Hệ Mặt trời.

Bằng chứng James Webb có khả năng chụp nhà người ngoài hành tinh
Chân dung ngoại hành tinh đầu tiên được chụp ảnh trực tiếp của nhân loại qua 4 bộ lọc khác nhau - (Ảnh: NASA/ESA/CSA/UCSC/STScI).

James Webb chính là siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD được điều hành chính bởi NASA, với sự cộng tác của ESA và CSA (cơ quan vũ trụ của châu Âu và Canada), vừa hoạt động vài tháng nay.

Trước đó, ngoài nhiệm vụ chính là quan sát những vùng không gian sâu để xác định những vật thể kỳ thú trong vũ trụ, nó được kỳ vọng sẽ tận dụng "thiên lý nhãn" của mình để soi vào những thế giới mà dữ liệu sơ khai trước đây nghi ngờ rằng có sự sống.

Hình ảnh thay đổi lịch sử thiên văn mà nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi nhà vật lý thiên văn Sahaa Hinkley từ Đại học Exeter - Anh và nhà thiên văn Aarynn Carter của Trường Đại học California ở Santa Cruz vừa phân tích đã chứng minh nếu có "nhà" của người ngoài hành tinh ở đó, James Webb sẽ chụp được.

Qua 4 bộ lọc khác nhau, hành tinh mang tên HIP 65426b cách chúng ta 350 năm ánh sáng hiện ra khá mờ nhạt, nhưng với các nhà khoa học, bấy nhiêu đã đủ đem đến vô vàn dữ liệu.

Tầm quan sát siêu việt này một lần nữa khẳng định khả năng nắm bắt các dấu hiệu hóa học của những hợp chất liên quan đến sự sống có thể tồn tại trong bầu khí quyển của ngoại hành tinh. Đó mới là thứ các nhà sinh học thiên văn tìm kiếm, chứ không phải một tấm chân dung theo nghĩa đen của người ngoài hành tinh.

HIP 65426b được phát hiện lần đầu năm 2017 bằng một công cụ mang tên SPHERE đặt trên Kính viễn vọng Very Large của Đài thiên văn Nam Âu (ESO), có khối lượng gấp 7,1 lần Sao Mộc.

"Có được hình ảnh này giống như chúng ta đang đào thấy kho báu trong không gian. Tôi nghĩ điều thú vị nhất là chúng ta chỉ mới bắt đầu. Có rất nhiều hình ảnh về các ngoại hành tinh đợi khám phá, giúp chúng ta hiểu biết tổng thể về vật lý, hóa học và sự hình thành của chúng" - tiến sĩ Carter nói.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa kim cương rơi ngập hành tinh

Mưa kim cương rơi ngập hành tinh "có dấu hiệu sự sống"

Theo nghiên cứu được trích dẫn trên tờ PHYS, để xuất hiện mưa kim cương, một hành tinh cần sở hữu hai điều kiện đặc biệt.

Đăng ngày: 07/09/2022
Phi hành gia của Trung Quốc hoàn thành chuyến đi bộ ngoài không gian

Phi hành gia của Trung Quốc hoàn thành chuyến đi bộ ngoài không gian

Phi hành đoàn Thần Châu 14 hôm 2/9 hoàn thành nhiệm vụ ngoài trời đầu tiên trên trạm vũ trụ Thiên Cung.

Đăng ngày: 06/09/2022

"Tam giác đỏ" bí ẩn đang hình thành trên bầu trời

Theo SciTech Daily, tam giác đỏ tháng 9 được tạo nên bởi 3 thiên thể màu đỏ tươi là sao Hỏa, sao Aldebaran và sao Betelgeuse.

Đăng ngày: 06/09/2022
Thiết kế căn cứ Mặt trăng của Trung Quốc

Thiết kế căn cứ Mặt trăng của Trung Quốc

Các kiến trúc sư vũ trụ ở Trung Quốc đang thiết kế một căn cứ Mặt trăng từ hang động núi lửa để phi hành gia ở lâu dài sau năm 2035.

Đăng ngày: 06/09/2022
Kính viễn vọng James Webb chụp chuỗi vòng đồng tâm bí ẩn

Kính viễn vọng James Webb chụp chuỗi vòng đồng tâm bí ẩn

Các vòng đồng tâm giống hình vuông với góc bo tròn tỏa đều và dần biến mất xung quanh ngôi sao WR140 cách Trái đất 5.600 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 06/09/2022
Tàu vũ trụ cách Trái đất 23,5 tỷ km được cập nhật phần mềm

Tàu vũ trụ cách Trái đất 23,5 tỷ km được cập nhật phần mềm

Lần đầu sau 45 năm kể từ ngày được phóng, tàu vũ trụ Voyager 1 mới được cập nhật phần mềm để vá lỗi truyền dữ liệu rác về trạm điều khiển dưới Trái Đất.

Đăng ngày: 05/09/2022
Sứ mệnh Mặt trăng Artemis 1 tiếp tục bị hoãn vì rò rỉ nhiên liệu

Sứ mệnh Mặt trăng Artemis 1 tiếp tục bị hoãn vì rò rỉ nhiên liệu

Sứ mệnh Artemis 1 dự kiến phóng lên quỹ đạo Mặt Trăng lúc 1h17 sáng 4/9 giờ Hà Nội, nhưng phát hiện sự cố khiến kế hoạch bị hủy lần 2.

Đăng ngày: 05/09/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News