"Tam giác đỏ" bí ẩn đang hình thành trên bầu trời

Người chiêm ngưỡng bầu trời tháng 9 sẽ chứng kiến tam giác đỏ - sự sắp xếp kỳ lạ của 3 thiên thể nổi tiếng, trong đó 2 cái đang được giới khoa học dày công nghiên cứu bởi những bí ẩn khó lòng giải thích.

Theo SciTech Daily, tam giác đỏ tháng 9 được tạo nên bởi 3 thiên thể màu đỏ tươi là sao Hỏa, sao Aldebaran và sao Betelgeuse.

Sao Aldebaran chính là con mắt đỏ tươi của con bò rừng khổng lồ đang ngự trị trên bầu trời - tức chòm sao Kim Ngưu. Đây là một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời.


Tam giác đỏ sẽ ngự trị phía bên trên chòm sao Orion, ngày càng trở nên cân đối trong tháng 9 - (Ảnh: NASA/JPL-Caltech).

Sao Betelgeuse còn thú vị hơn, bởi được biết đến như một ngôi sao ma quái và khó lý giải nhất. Nó cũng là sao khổng lồ đỏ, cách chúng ta 530 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Lạp Hộ, nhiều lần làm giới thiên văn khó hiểu bởi cứ mờ đi rồi sáng rõ lại.

Các nhà khoa học cho rằng Betelgeuse đang chết. Bởi thế mỗi lần nó mờ đi, mọi người lại chú tâm vì nghĩ rằng nó sắp nổ. Nhưng cho đến nay Betelgeuse vẫn chưa qua giai đoạn hấp hối.


Ngôi sao khổng lồ Betelgeuse nhiều lần "hù dọa" giới thiên văn - (Ảnh đồ họa từ NASA)

Theo một nghiên cứu công bố giữa tháng 8 vừa qua, NASA giải thích những lần mờ đi là do một khối quang quyển phóng ra từ ngôi sao chắn tầm nhìn của người Trái đất đến thiên thể này. Đó cũng là một tín hiệu của cái chết sắp tới. Không ai biết chắc chừng nào Betelgeuse phát nổ nhưng chắc chắn người Trái đất sẽ quan sát rõ hiện tượng rực rỡ đó.

Betelgeuse hiện ra trên bầu trời như một điểm sáng rực rỡ đính trên vai chàng thợ săn - tức hình dáng mà chòm Lạp Hộ tạo nên.

Đỉnh thứ 3 của tam giác chính là sao Hỏa, nơi NASA tin rằng có sự sống và đã lên kế hoạch xây căn cứ.


Sao Mộc (Jupiter) và Sao Thổ (Saturn) "hộ tống" Mặt trăng - (Ảnh: NASA/JPL-Caltech)

Ngoài ra, người quan sát bầu trời tháng 9 còn có dịp ngắm rõ ràng sao Mộc và sao Thổ sánh vai nhau hiện diện trên bầu trời gần như cả tháng, và trông như đang hộ tống Mặt trăng bay lên trời mỗi ngày khi bước vào thời kỳ trăng tròn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
James Webb chụp được

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng

Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Đăng ngày: 18/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Bão tuyết lộn ngược tạo nên

Bão tuyết lộn ngược tạo nên "Trái đất phiên bản ngoài hành tinh"

Các nhà khoa học vừa giải mã bí ẩn về lớp vỏ băng của Europa, mặt trăng sao Mộc mà NASA tin tưởng là có sự sống.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Ba công nghệ mới của NASA có thể hiện thực hóa khả năng du hành liên sao

Ba công nghệ mới của NASA có thể hiện thực hóa khả năng du hành liên sao

Từ Phòng thí nghiệm Phản lực Đẩy, những bộ óc kỳ tài đang mang trong mình những suy nghĩ vượt lẽ thường, hy vọng đưa tầm với của con người ra ngoài Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News