Bằng chứng khảo cổ 1,6 triệu năm tuổi thay đổi cái nhìn của con người về lịch sử ngôn ngữ

Nghiên cứu mới đã chỉ ra thời điểm người tiền sử bắt đầu trò chuyện.

Được thực hiện bởi nhà khảo cổ học Steven Mithen, báo cáo nghiên cứu mới cho thấy con người đã phát triển khả năng ngôn ngữ vào 1,6 triệu năm trước, tại vùng hoang dã của miền Nam châu Phi.

Bằng chứng khảo cổ 1,6 triệu năm tuổi thay đổi cái nhìn của con người về lịch sử ngôn ngữ
 Phiên bản sơ khai của ngôn ngữ cổ đại xuất hiện sớm hơn ít nhất 8 lần. (Hình minh họa).

Không ai có thể nghi ngờ việc con người phát triển về thể chất và văn hóa nhờ vào khả năng nói. Ấy là lý do tại sao việc xác định thời điểm loại hình ngôn ngữ đầu tiên xuất hiện lại quan trọng đến vậy”, giáo sư Mithen với chuyên môn tiền sử tại Đại học Reading, nói với tờ The Independent.

Trước đây, phần lớn chuyên gia cho rằng con người mới chỉ bắt đầu nói chuyện khoảng 200.000 năm trước. Nhưng trong báo cáo mới, giáo sư Mithen cho rằng phiên bản sơ khai của ngôn ngữ cổ đại xuất hiện sớm hơn ít nhất 8 lần. Giáo sư đi đến kết luận này dựa trên những bằng chứng có tại các khu khai quật, có trong gen và trong giải phẫu người cổ đại, bên cạnh một số chứng cớ về ngôn ngữ khác.

Kết hợp chúng lại, ông cho rằng sự ra đời của ngôn ngữ diễn ra vào giữa khoảng 1,5 cho tới 2 triệu năm về trước.

Bằng
Cấu trúc Richat tại sa mạc Sahara, nơi được cho là trung tâm văn hóa của người tiền sử Homo Erectus - (Ảnh: NASA).

Còn một yếu tố quan trọng nữa. Kích thước não bộ con người đã tăng lên đáng kể, đặc biệt từ thời điểm 2 triệu năm Trước Công nguyên, rồi tăng kích cỡ nhanh chóng sau mốc thời gian 1,5 triệu năm Trước Công nguyên. Kích thước tăng lên đi kèm với sự tái tổ chức cấu trúc bên trong não bộ – bao gồm sự xuất hiện đầu tiên của thùy trước, đặc biệt liên quan đến chức năng suy nghĩ, tưởng tượng và nhận thức. Tại đây chứa một vùng có tên gọi “Broca”, vốn được các nhà khoa học cho rằng có liên quan đến việc sản xuất ngôn ngữ và hiểu ngôn ngữ.

Nghiên cứu khoa học mới đồng thời cho thấy, sự xuất hiện của vùng Broca có liên quan đến cải thiện trong hoạt động lưu giữ ký ức – yếu tố quan trọng cho việc hình thành câu nói. Nhưng các phát triển tiến hóa khác cũng rất quan trọng cho sự ra đời của ngôn ngữ sơ khai.

Hai yếu tố sánh bước với con người trong buổi bình minh của tiến hóa, là khả năng đi bằng hai chân cùng sự thay đổi hình dạng hộp sọ, nhiều khả năng đã đóng góp cho quá trình thay đổi hình dạng và vị trí của đường hô hấp, qua đó giúp con người có được tiếng nói.

Bằng chứng khảo cổ 1,6 triệu năm tuổi thay đổi cái nhìn của con người về lịch sử ngôn ngữ
Người Homo erectus, được cho là giống người đầu tiên có khả năng nói - (Ảnh: Internet).

Một bằng chứng tối quan trọng khác xuất hiện ở 1,6 triệu năm Trước Công nguyên (cũng là lúc con người có thể bắt đầu nói) xuất hiện tại các khu vực khảo cổ. Khi so sánh với các giống loài đương thời, con người đặc biệt yếu ớt, vậy tổ tiên chúng ta đã phải sở hữu một thứ “vũ khí” khác nhằm chiếm thế thượng phong.

Trong quá trình tiến hóa, gần như chắc chắn rằng ngôn ngữ là một phần của chiến lược bù đắp sức mạnh vật lý. Để săn động vật lớn (hoặc khi hái lượm, để đẩy lùi những con vật khỏe mạnh hơn), con người sơ khai cần khả năng lập kế hoạch và phối hợp nhóm tốt hơn - sự phát triển của ngôn ngữ là tối quan trọng trong bối cảnh này.

Con người bắt đầu săn bắn khoảng 2 triệu năm trước, và hiệu quả các cuộc săn tăng lên đáng kể vào khoảng 1,5 triệu năm trước. Khoảng 1,6 triệu năm TCN, lịch sử được viết trên hóa thạch cho thấy sự ra đời và truyền đạt văn hóa qua các thế hệ, công cụ bằng đá trở nên hiệu quả hơn nhiều. Khả năng cao ngôn ngữ nói đã giúp người tiền sử chuyển giao kiến thức và kỹ năng phức tạp từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Bằng chứng khảo cổ 1,6 triệu năm tuổi thay đổi cái nhìn của con người về lịch sử ngôn ngữ
Sự tiến bộ trong việc tạo tác công cụ của con người, từ 1,75 triệu năm trước cho tới 850.000 năm trước - (Ảnh: Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos).

Chưa hiết, giao tiếp bằng ngôn ngữ có thể giúp con người tồn tại trong các khu vực sinh thái và khí hậu khác nhau - có lẽ không phải ngẫu nhiên mà con người có thể tăng tốc độ định cư khắp thế giới một cách đáng kể vào khoảng 1,4 triệu năm trước, tức là ngay sau thời điểm được cho là lúc ngôn ngữ bắt đầu. Công cụ này đã giúp con người làm được ba điều quan trọng để định hình tương lai, là hình dung để thiết lập kế hoạch, và truyền đạt kiến thức.

"Đó là cách ngôn ngữ đã thay đổi lịch sử loài người một cách sâu sắc," theo Giáo sư Mithen. Nghiên cứu mới của ông cho rằng trước khi ngôn ngữ ra đời, khả năng giao tiếp của con người vô cùng hạn chế, có lẽ chỉ gồm vài chục âm thanh và cử chỉ tay khác nhau.

Suốt hàng trăm nghìn năm qua, ngôn ngữ dần tiến hóa, trở nên phức tạp để rồi đạt được cảnh giới tinh vi như ngày nay. Trong thời hiện đại, chúng ta không chỉ sử dụng ngôn ngữ để trò chuyện với nhau, mà còn phát minh ra thêm những ngôn ngữ mới, đơn cử như ngôn ngữ lập trình để trò chuyện với máy tính.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện tác phẩm nghệ thuật 9.000 năm tuổi bên cạnh dấu chân khủng long

Phát hiện tác phẩm nghệ thuật 9.000 năm tuổi bên cạnh dấu chân khủng long

Một nghiên cứu mới cho thấy cách đây 9.400 năm, những người săn bắn hái lượm ở vùng đất ngày nay là Brazil đã tạo ra hàng chục thiết kế nghệ thuật trên đá bên cạnh dấu chân hóa thạch của khủng long.

Đăng ngày: 30/03/2024
Công nghệ ADN giúp tái dựng gương mặt hoàng đế Trung Quốc thời Bắc Chu

Công nghệ ADN giúp tái dựng gương mặt hoàng đế Trung Quốc thời Bắc Chu

ADN cổ đại được phục hồi từ hài cốt của một hoàng đế Trung Quốc ở thế kỷ thứ VI, đã giúp tái dựng gương mặt của nhà lãnh đạo này.

Đăng ngày: 30/03/2024
Cải tạo khách sạn, phát hiện lâu đài 600 tuổi vùi dưới nền ở Pháp

Cải tạo khách sạn, phát hiện lâu đài 600 tuổi vùi dưới nền ở Pháp

Một tòa lâu đài thời Trung Cổ đã được phát lộ theo cách hết sức bất ngờ ở TP Vannes miền Tây Bắc nước Pháp.

Đăng ngày: 29/03/2024
Phát hiện loài cá mập 324 triệu tuổi

Phát hiện loài cá mập 324 triệu tuổi "sinh ra từ cõi chết" ở Mỹ

Loài cá mập bí ẩn đã trỗi dậy từ thế giới chết chóc sau đại tuyệt chủng kỷ Devon, với cấu trúc giải phẫu hoàn toàn kỳ lạ so với cá mập hiện đại.

Đăng ngày: 29/03/2024
Chiếc đèn dầu được binh lính La Mã dùng cách đây 1.600 năm được phát hiện bởi một học sinh

Chiếc đèn dầu được binh lính La Mã dùng cách đây 1.600 năm được phát hiện bởi một học sinh

Chiếc đèn được những binh lính sử dụng vào ban đêm khi đóng quân tại pháo đài Mezad Tzafir có từ cuối thời kỳ La Mã trên đèo Scorpions Ascent, phía Đông sa mạc Negev.

Đăng ngày: 29/03/2024
Phục dựng chân dung nhà thiên văn học Copernicus

Phục dựng chân dung nhà thiên văn học Copernicus

Lần đầu tiên sau hơn 400 năm, các nhà nghiên cứu có thể dựng lại gương mặt của cha đẻ thuyết nhật tâm dựa vào một hộp sọ ở Ba Lan.

Đăng ngày: 28/03/2024
Vì sao người tiền sử biến mất, người hiện đại phát triển tới ngày hôm nay?

Vì sao người tiền sử biến mất, người hiện đại phát triển tới ngày hôm nay?

Con người ngày nay thống trị thế giới, trong khi họ hàng gần nhất của chúng ta là người Neanderthal lại tuyệt chủng. Câu trả lời đáng ngạc nhiên, hoàn toàn không phải do trí thông minh.

Đăng ngày: 28/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News