Bằng chứng mới tiết lộ núi lửa đang hoạt động trên sao Kim

Nghiên cứu mới do Hiệp hội Nghiên cứu vũ trụ Đại học (USRA) dẫn đầu, công bố ngày 3-1 trên tạp chí Science Advances cho thấy, dòng dung nham trên sao Kim có thể chỉ vài năm tuổi, thể hiện hành tinh này đang có núi lửa hoạt động. Ngoài Trái đất của chúng ta, phát hiện này khiến sao Kim trở thành hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt trời có những vụ phun trào gần đây.

Bằng chứng mới tiết lộ núi lửa đang hoạt động trên sao Kim
Hình ảnh đỉnh núi lửa Idunn Mons (ở vĩ độ 46 độ nam, 214,5 độ kinh đông) ở khu vực Imdr Regio của sao Kim.

Tiến sĩ Justin Filiberto, tác giả chính của nghiên cứu nói: "Nếu sao Kim thực sự có núi lửa hoạt động, nó sẽ là một nơi tuyệt vời để ghé thăm. Chúng ta có thể nghiên cứu cách các hành tinh nguội đi cùng với tại sao Trái đất và sao Kim có núi lửa hoạt động, nhưng sao Hỏa thì không. Các nhiệm vụ trong tương lai sẽ có thể nhìn thấy những dòng chảy và thay đổi trên bề mặt và cung cấp bằng chứng cụ thể về hoạt động của nó".

Hình ảnh radar từ tàu vũ trụ Magellan của NASA vào đầu những năm 1990 đã tiết lộ sao Kim, hành tinh láng giềng của chúng ta, là một thế giới của núi lửa và dòng dung nham rộng lớn. Vào những năm 2000, vệ tinh Venus Express của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã làm sáng tỏ ngọn núi lửa mới trên sao Kim bằng cách đo lượng ánh sáng hồng ngoại phát ra từ một phần bề mặt của sao Kim vào ban đêm. Những dữ liệu mới này cho phép các nhà khoa học xác định dòng dung nham tươi so với thay đổi trên bề mặt sao Kim. Tuy nhiên, cho đến gần đây, thông tin về độ tuổi của các vụ phun trào dung nham và núi lửa trên sao Kim vẫn chưa được ghi nhận thêm vì nhiều trở ngại.

Tiến sĩ Filiberto và các đồng nghiệp đã tái tạo bầu không khí nóng bỏng của sao Kim trong phòng thí nghiệm để quan sát nghiên cứu cách thức các khoáng chất sao Kim phản ứng và thay đổi theo thời gian. Kết quả thí nghiệm của họ cho thấy những dòng dung nham này trên sao Kim còn rất trẻ, điều này thể hiện rằng sao Kim thực sự có những ngọn núi lửa đang hoạt động.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Dấu vết khủng khiếp của tiểu hành tinh rơi xuống đất Lào

Dấu vết khủng khiếp của tiểu hành tinh rơi xuống đất Lào

Các nhà địa chất phát hiện thấy tương tác hấp dẫn lớn bất thường trên lãnh thổ Lào, chỉ ra sự tồn tại của một miệng hố kích thước 20 km. Nó xuất hiện như là kết quả cuộc rơi xuống Trái đất của một tiểu hành tinh lớn khoảng 780 nghìn năm trước.

Đăng ngày: 07/01/2020
Trái đất vừa thoát khỏi cuộc

Trái đất vừa thoát khỏi cuộc "khủng bố" từ 4 tiểu hành tinh

Trung tâm nghiên cứu vật thể gần trái đất của NASA (CNEOS) phát hiện bốn tiểu hành tinh lao hướng về trái đất ngay trong ngày 1-1, hai trong số đó chỉ được phát hiện ngay thời điểm nó bay qua.

Đăng ngày: 04/01/2020
Vệ tinh bay thấp nhất của Nhật Bản đạt kỷ lục Guinness

Vệ tinh bay thấp nhất của Nhật Bản đạt kỷ lục Guinness

Bay ở quỹ đạo cách mặt đất chỉ 167,4 km, vệ tinh Tsubame của Nhật Bản vừa được sách kỷ lục thế giới ghi nhận là vệ tinh bay ở quỹ đạo thấp nhất.

Đăng ngày: 03/01/2020
Vì sao vị trí của các chòm sao biến đổi theo thời gian?

Vì sao vị trí của các chòm sao biến đổi theo thời gian?

Những đêm tối trăng, trời trong sáng, đứng chỗ quang đãng bạn sẽ thấy các ngôi sao nhấp nháy trên màn trời đen.

Đăng ngày: 03/01/2020
3 sự kiện thiên văn khởi đầu thập niên mới 2020

3 sự kiện thiên văn khởi đầu thập niên mới 2020

Mưa sao băng, Trăng sói và Trăng non là 3 hiện tượng thiên văn sẽ xuất hiện vào tháng 1/2020.

Đăng ngày: 03/01/2020
Các phi hành gia đón năm mới 2020 trong không gian

Các phi hành gia đón năm mới 2020 trong không gian

Người dân sống trên trái đất không phải là những người duy nhất đếm ngược thời gian để đón năm mới 2020 lúc nửa đêm. Sáu nhà thám hiểm trên quỹ đạo cũng đã ăn mừng sự xuất hiện của năm mới, và một thập kỷ mới, trên tàu vũ trụ quốc tế .

Đăng ngày: 03/01/2020
Năm 2020: Từ Việt Nam chiêm ngưỡng 3 lần nguyệt thực, 1 lần nhật thực

Năm 2020: Từ Việt Nam chiêm ngưỡng 3 lần nguyệt thực, 1 lần nhật thực

Lần nguyệt thực gần nhất là vào 11/1 sắp tới nhưng không phải trăng máu quen thuộc mà là dạng nguyệt thực nửa tối.

Đăng ngày: 02/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News