Bằng chứng về thép không gỉ cách đây 1.100 năm

Nghiên cứu mới cho thấy người Ba Tư đã biết cho thêm chrom vào thép để tăng độ cứng và bền từ rất lâu trước Cách mạng Công nghiệp châu Âu.

Các nhà khảo cổ học phát hiện bằng chứng về thép chứa lượng chrom thấp ở thế kỷ 11 tại khu vực ngày nay là làng Chahak, Iraq. Kim loại này được sử dụng để sản xuất áo giáp và vũ khí, bao gồm kiếm và dao găm. Thép không gỉ còn được gọi là thép chrom. Chính chrom trong hợp chất giúp ngăn gỉ sét.

Bằng chứng về thép không gỉ cách đây 1.100 năm
Mẫu vật hợp kim thép chứa chrome ở Iran. (Ảnh: UCL).

"Nghiên cứu này không chỉ cung cấp bằng chứng sớm nhất về thép chrom từ đầu thế kỷ 11 mà cả bằng chứng hóa học hỗ trợ nhận dạng đồ tạo tác làm từ hợp kim thép trong bảo tàng hoặc bộ sưu tập khảo cổ có nguồn gốc từ Chahak", nhà khảo cổ học Rahil Alipour ở Đại học London, cho biết.

Trong nghiên cứu công bố hôm 23/9 trên tạp chí Archaeological Science, Alipour và đồng nghiệp cho rằng thép không gỉ có lịch sử lâu dài và phong phú hơn nhiều so với suy đoán trước đây của những chuyên gia. Dù ngày nay Chahak chỉ là một ngôi làng nhỏ, nhiều bản thảo cổ đại mô tả đây là trung tâm sản xuất thép quan trọng thời Ba Tư, nơi duy nhất trong vùng tạo ra thép không gỉ. Một trong những bản thảo đưa nhóm nghiên cứu tới phát hiện mới đề cập tới hợp chất bí ẩn gọi là rusakhtaj, thực chất là cát chromite.

"Quá trình nhận dạng có thể khá lâu và phức tạp vì vài lý do", nhà khảo cổ Marcos Martinon-Torres đến từ Đại học Cambridge, chia sẻ. "Đầu tiên, ngôn ngữ và thuật ngữ dùng để ghi chép quá trình kỹ thuật hoặc vật liệu có thể không còn được sử dụng nữa, hoặc ý nghĩa và sắc thái của chúng có thể khác đi so với thời nay".

Thông qua xác định niên đại bằng đồng vị carbon và phân tích với kính hiển vi điện tử quét, nhóm nghiên cứu có thể nhận dạng lượng nhỏ chromite trong than đá sót lại từ quá trình sản xuất kim loại trong thế kỷ 10 - 12. Việc bổ sung thêm chrome giúp các công cụ và vũ khí trở nên cứng và bền hơn. Những thợ rèn thời đó còn cho thêm phospho, khiến hợp kim dễ trộn hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện hàng trăm chiếc răng của khủng long săn mồi lớn nhất

Phát hiện hàng trăm chiếc răng của khủng long săn mồi lớn nhất

Bộ sưu tập răng hóa thạch tại hệ thống sông Kem Kem củng cố giả thuyết cho rằng loài khủng long săn mồi lớn nhất có thể sống dưới nước.

Đăng ngày: 25/09/2020
Đi dạo bờ sông, chàng trai phát hiện tàn tích

Đi dạo bờ sông, chàng trai phát hiện tàn tích "quái thú" 10.000 tuổi

Chàng trai trẻ phát hiện một tảng đá lạ dọc bờ sông, đem về khoe với cha, nhưng rồi 2 cha con nhận ra đó có thể là một hóa thạch quái thú tiền sử.

Đăng ngày: 24/09/2020
Người Ai Cập cổ bắt hàng triệu chim săn mồi để ướp xác

Người Ai Cập cổ bắt hàng triệu chim săn mồi để ướp xác

Xác ướp hàng triệu con cò quăm và chim săn mồi để tế các vị thần Horus, Ra hoặc Thoth được phát hiện trong những nghĩa trang ở thung lũng sông Nile.

Đăng ngày: 24/09/2020
Bí ẩn hài cốt của 6 người phụ nữ trong lăng mộ lãnh chúa nước Đức

Bí ẩn hài cốt của 6 người phụ nữ trong lăng mộ lãnh chúa nước Đức

Nhóm nghiên cứu phát hiện hài cốt của 6 người phụ nữ được xếp xung quanh cái vạc trong lăng mộ của một hoàng thân nước Đức.

Đăng ngày: 24/09/2020
Bằng chứng choáng váng về loài người

Bằng chứng choáng váng về loài người "trỗi dậy" từ… bụi

Khoảng 180.000-200.000, Trái Đất bất ngờ trở nên bụi mù mịt so với thời gian trước đó, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của loài người khi vừa rời khỏi cái nôi châu Phi.

Đăng ngày: 24/09/2020
Trung Quốc Xác định được chất lỏng bí ẩn trong chiếc bình 2.000 năm tìm thấy ở mộ cổ

Trung Quốc Xác định được chất lỏng bí ẩn trong chiếc bình 2.000 năm tìm thấy ở mộ cổ

Các nhà khảo cổ Trung Quốc đã khai quật được một chiếc bình bằng đồng niên đại 2.000 năm với hình dáng kỳ lạ trong khu mộ cổ.

Đăng ngày: 23/09/2020
Phát hiện sửng sốt sau cánh cửa bí mật bên trong kim tự tháp Ai Cập

Phát hiện sửng sốt sau cánh cửa bí mật bên trong kim tự tháp Ai Cập

Những "cánh cửa" bí mật bên trong Đại Kim tự tháp bị lật để lộ căn phòng ẩn giấu của vị Vua Khufu Pharaoh.

Đăng ngày: 23/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News