Băng tại Greenland không ngừng tan chảy

Không chậm lại như dự đoán lâu nay, băng tại Greenland thậm chí sẽ tiếp tục tan nhanh hơn trong những năm tới. Trên đây là khẳng định của các nhà nghiên cứu sau khi nghiên cứu về hướng dịch chuyển mới của các dòng sông băng tại Greeland.

Theo nghiên cứu công bố ngày 16/8 trên tạp chí Science Advances, các nhà khoa học chỉ ra rằng băng trôi qua các lớp trầm tích bên dưới mặt nước thực ra còn nhanh hơn qua các lớp đá tảng trên bề mặt.


Nếu băng ở Greenland tan chảy hết thì mực nước biển trên thế giới sẽ dâng thêm 7m.

Điều này đồng nghĩa với việc nếu nhiệt độ Trái Đất tiếp tục tăng do biến đổi khí hậu, các dòng băng sẽ trôi nhanh hơn do kết cấu lớp trầm tích bên dưới Greeland trở nên kém vững chắc hơn, ẩm và dễ trơn trượt hơn.

Phát hiện mới đặc biệt gây quan ngại vì từ trước tới nay, giới khoa học vẫn tin rằng cuối mùa Hè, tốc độ băng tan sẽ giảm do nước tại các nền băng rút đi khiến băng khó trôi hơn. Nhưng khảo sát địa chất lại cho thấy thực ra các lớp trầm tích dưới bề mặt mới đóng vai trò chính trong việc kiểm soát các tảng băng trôi. Kết cấu các lớp trầm tích này càng kém vững chắc thì băng trôi càng nhanh hơn.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận trên sau khi thực hiện các khảo sát địa chất bằng cách tạo sóng âm thanh xuyên qua các tảng băng để có thể đánh giá được lớp trầm tích bên dưới. Hiện tượng băng tan đang xảy ra trên toàn bộ khu vực Bắc Cực do nhiệt độ ở đây tăng gấp đôi so với những khu vực còn lại trên Trái Đất.

Riêng tại Greenland, các ước tính khoa học chỉ ra nếu toàn bộ băng tại đây tan chảy thì mực nước biển trên toàn thế giới sẽ dâng thêm 7m.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 12/01/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 10/01/2025
Tại sao biển lặng gió mà vẫn có sóng?

Tại sao biển lặng gió mà vẫn có sóng?

Thông thường chúng ta luôn nghe nói đến sóng gió, sóng và gió luôn đi liền với nhau, không có gió làm sao có sóng?

Đăng ngày: 06/01/2025
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 04/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News