Báo đen bỏ con mồi chạy tháo thân khi "kẻ phá bĩnh" bất ngờ xuất hiện

Đang chuẩn bị thưởng thức bữa ăn sau chuyến đi săn, báo đen đã phải từ bỏ con mồi và "bỏ của chạy lấy người", khi một kẻ phá bĩnh bất ngờ xuất hiện…


(Video: Kruger).

Khoảnh khắc đầy thú vị của thế giới tự nhiên được một du khách ghi lại tại khu bảo tồn thiên nhiên Kruger (Nam Phi), cho thấy khoảnh khắc một con báo đen đã hạ gục thành công con linh dương và đang chuẩn bị thưởng thức bữa ăn.

Tưởng rằng báo đen sẽ có được một bữa ăn ngon lành, thì bất ngờ con vật đã phải nhả con mồi ra, thể hiện thái độ cảnh giác rồi lập tức bỏ chạy. Nhiều du khách khi chứng kiến cảnh tượng này đã phải ngơ ngác không hiểu chuyện gì xảy ra, cho đến khi họ nhìn thấy một con báo hoa mai khác xuất hiện và giành lấy con linh dương từ báo đen.

Khi chứng kiến cảnh tượng xảy ra, nhiều người cho rằng có thể báo đen vừa phải tốn nhiều sức để rượt đuổi và săn mồi, do vậy không còn đủ sức mạnh để có thể lao vào một cuộc chiến tranh giành bữa ăn với một con báo hoa mai khác, nên đã chấp nhận bỏ lại con mồi để rút lui.


Báo đen vất vả mới săn được linh dương thì bị báo hoa mai nhảy ra cướp giữa đường.

Báo đen thường gắn liền với hình ảnh kỳ bí và sức mạnh, do vậy nhiều người cho rằng báo đen sẽ có ngoại hình và sức mạnh vượt trội so với báo thông thường. Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm.

Trên thực tế, báo đen là một dạng đột biến gene xảy ra đối với một vài loài mèo lớn, trong đó thường gặp với các loài báo đốm (phân bổ ở châu Mỹ) và báo hoa mai (phân bổ ở châu Á và Phi). Các cá thể báo đen mang đột biến gene liên quan đến quá trình chuyển hóa melanin, khiến sắc tố đen phát triển mạnh trên da và lông của con vật.

Đột biến này sẽ giúp loài báo đen ngụy trang tốt hơn trong môi trường rừng rậm hoặc đi săn vào ban đêm. Tuy nhiên, báo đen vẫn mang kích thước và sức mạnh tương tự như các cá thể cùng loài thông thường.

Các cá thể báo đen là cực kỳ quý hiếm và rất khó gặp ở ngoài tự nhiên. Các nhà nghiên cứu ước tính trên thế giới chỉ còn khoảng 2.000 cá thể báo đen.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai

Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai

Mỗi khi "đi nặng", chó thường có hành vi đạp đất về phía sau. Ý nghĩa của hành động ấy là gì? Để che giấu mùi hương, hay để làm điều gì khác.

Đăng ngày: 11/04/2025
Những chuyện ít người biết về Hachiko - chú chó đứng ở sân ga 10 năm đợi chủ

Những chuyện ít người biết về Hachiko - chú chó đứng ở sân ga 10 năm đợi chủ

Câu chuyện của chú chó Hachiko - nguyên mẫu phim nổi tiếng đã lấy đi nước mắt của hàng triệu khán giả.

Đăng ngày: 10/04/2025
Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người

Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người

Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.

Đăng ngày: 10/04/2025
Những loài rắn độc ở Việt Nam

Những loài rắn độc ở Việt Nam

Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.

Đăng ngày: 10/04/2025
13 loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất trên thế giới

13 loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất trên thế giới

Những loài thủy quái nước ngọt sở hữu kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với các loài thủy quái sống dưới đại dương nhưng mức độ đáng sợ của chúng thì không hề thua kém chút nào.

Đăng ngày: 09/04/2025
Cảm giác khi bị loài chim nguy hiểm nhất thế giới truy đuổi sẽ như thế nào?

Cảm giác khi bị loài chim nguy hiểm nhất thế giới truy đuổi sẽ như thế nào?

Chắc hẳn không phải ai cũng có đủ dũng khí và sự bình tĩnh để ghi lại khoảnh khắc bị loài chim nguy hiểm nhất thế giới truy đuổi, như người đàn ông trong đoạn clip dưới đây.

Đăng ngày: 09/04/2025
Loài nhện độc lạ nhất Trái đất: Không ở trên cây mà thích lặn xuống nước, chăng tơ bắt cá ăn

Loài nhện độc lạ nhất Trái đất: Không ở trên cây mà thích lặn xuống nước, chăng tơ bắt cá ăn

Còn điều gì bất ngờ hơn một loài nhện vốn không có mang để thể thở dưới nước, nhưng vẫn sống, săn mồi, thậm chí sinh sản được ở dưới nước?

Đăng ngày: 09/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News