Vì sao chiêm tinh học vẫn phổ biến dù không phải là khoa học?

Cả chiêm tinh học và thiên văn học đều cùng nhìn lên trời để đưa ra dự đoán. Thoáng nghe có vẻ giống nhau, nhưng giữa chúng có những điểm khác biệt rất quan trọng.

Các lý thuyết chiêm tinh cho rằng vị trí của các hành tinh và các ngôi sao ảnh hưởng đến con người và những điều xảy ra với họ: công việc, tính cách và tình yêu.

Các nhà chiêm tinh đưa ra những dự đoán dựa trên vị trí của các hành tinh vào thời điểm bạn sinh ra, theo trang IFLScience.

Ngược lại, thiên văn học đưa ra dự đoán về các hiện tượng như chuyển động của các hành tinh và sự giãn nở của các thiên hà.

Các nhà thiên văn học giải thích những dự đoán của họ bằng những tính chất như khối lượng, khoảng cách và lực hấp dẫn.

Vì sao chiêm tinh học vẫn phổ biến dù không phải là khoa học?
Chiêm tinh học không được xem là một lĩnh vực khoa học - (Ảnh: BIG THINK)

Phó giáo sư nhân chủng học Talia Dan-Cohen và giáo sư triết học Carl Craver, cùng giảng dạy tại Đại học Washington-St. Louis (Mỹ), cho rằng điều quan trọng là phải tách câu hỏi: Liệu chiêm tinh học có phải là khoa học hay không ? Và liệu nó đúng hay sai?

Chiêm tinh học chỉ đưa ra tuyên bố có vẻ khoa học

Về bản chất, khoa học liên quan đến việc đưa ra dự đoán và kiểm tra trên thực tế.

Các nhà chiêm tinh giống như các nhà thiên văn học, cũng đưa ra những tuyên bố khoa học về "thế giới những vì sao".

Trong thời gian rất dài, cho đến thế kỷ XVII và XVIII, thiên văn học và chiêm tinh học đã được thực hành song song với nhau.

Xét cho cùng, việc biết vị trí của các hành tinh so với các vì sao là cần thiết, để đưa ra những dự đoán chính xác về vị trí của chúng ảnh hưởng đến các vấn đề của con người như thế nào.

Ngay cả các nhà thiên văn học nổi tiếng Galileo và Kepler cũng thực hành chiêm tinh học. Họ muốn biết mọi thứ hoạt động như thế nào, để có thể dự đoán mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào trong tương lai.

Những dự đoán chiêm tinh vẫn luôn mơ hồ

Nhưng đây là vấn đề: Kiểm tra những dự đoán mà chiêm tinh học đưa ra về cuộc sống của con người, hóa cũng chỉ là phỏng đoán.

Hiện tại không có bằng chứng nào chứng minh được rằng các thiên hà có khả năng ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Mọi tuyên bố khoa học của chiêm tinh về "thế giới các vì sao" đều sai. Cơ sở khoa học cho những lời chiêm tinh hoàn toàn mơ hồ. Nhiều thế kỷ trôi qua, chiêm tinh học vẫn luôn dừng ở mức đưa ra dự đoán.

Trong khi đó, các lý thuyết về thiên văn học đã không ngừng phát triển qua nhiều năm, với những tiến bộ trong công nghệ. Các dự đoán, các lý thuyết thiên văn học thường xuyên được sửa chữa để đáp ứng với các phép đo ngày càng chính xác.

Ví dụ, thuyết tương đối rộng của Einstein đã vượt qua thuyết tương đối rộng của Newton, vì nó dự đoán chính xác sự di chuyển điểm gần nhất của sao Thủy tới Mặt trời hằng năm.

Tại sao chiêm tinh học vẫn phổ biến?

Nhưng tại sao nhiều người thấy chiêm tinh học rất hữu ích, trong khi những dự đoán của nó không có cơ sở vững chắc?

Trên thực tế, gần 30% người Mỹ tin vào chiêm tinh học.

Đó là một trong nhiều công cụ mà chúng ta có thể kể những câu chuyện về bản thân, nhằm hiểu rõ chúng ta là ai. Chúng ta đi tìm những câu chuyện để lý giải: Tại sao chúng ta lại như vậy? Tại sao những trải nghiệm khó hiểu dường như luôn xảy ra với chính mình?

Theo nghĩa này, thành công của chiêm tinh học ở chỗ nó thường gõ trúng tâm lý những người đang hoang mang.

Trong một số trường hợp, chiêm tinh học còn là một gợi ý hữu ích để tự suy ngẫm.

Có lẽ chiêm tinh học hữu ích theo những trường hợp trên. Các vì sao chẳng qua cũng chỉ là những hình ảnh được minh họa cho những dự đoán.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tập phim Pokémon kỳ lạ đã khiến 12.000 trẻ em phải nhập viện, sự thật đằng sau là gì?

Tập phim Pokémon kỳ lạ đã khiến 12.000 trẻ em phải nhập viện, sự thật đằng sau là gì?

Một sự cố hy hữu trong lịch sử từng khiến chính phủ Nhật tổ chức một cuộc họp khẩn cấp, đồng thời mở ra cho các nhà khoa học cơ hội để tìm hiểu về một trong những chứng bệnh kỳ lạ nhất hành tinh.

Đăng ngày: 23/12/2022
Tại sao chúng ta cần phải thông gió ngôi nhà vào mùa Đông?

Tại sao chúng ta cần phải thông gió ngôi nhà vào mùa Đông?

(Dân trí) - Vào mùa Đông, nhiều người thường có thói quen đóng kín cửa để tránh không khí lạnh tràn vào trong nhà, đây chính là việc làm gây hại cho sức

Đăng ngày: 23/12/2022
Hồ Baikal rõ ràng là hồ nước ngọt, cách đại dương hơn 2000km, tại sao lại có sinh vật biển?

Hồ Baikal rõ ràng là hồ nước ngọt, cách đại dương hơn 2000km, tại sao lại có sinh vật biển?

Hồ Baikal nằm ở phía nam của Đông Siberia trên lục địa Á-Âu, toàn bộ hồ có chiều dài khoảng 636km, rộng 48km và có diện tích khoảng 31.500km2, gần như tương đương với cả " quốc gia trong một quốc gia".

Đăng ngày: 22/12/2022
Vì sao Mặt trời có thể cháy sáng trong không gian mà không cần oxy?

Vì sao Mặt trời có thể cháy sáng trong không gian mà không cần oxy?

Có bao giờ bạn tự hỏi rằng tại sao Mặt trời ở trong không gian – môi trường không trọng lực, không có oxy mà nó vẫn có thể cháy sáng được hay không?

Đăng ngày: 20/12/2022
Tại sao các nhà khoa học nhiều nước chọn trạm Thiên Cung của Trung Quốc để nghiên cứu?

Tại sao các nhà khoa học nhiều nước chọn trạm Thiên Cung của Trung Quốc để nghiên cứu?

Thông qua một chương trình của Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc đã tạo cơ hội cho các nhà khoa học từ bất kỳ quốc gia nào đưa các thí nghiệm của họ lên trạm Thiên Cung (Tiangong).

Đăng ngày: 19/12/2022
Vì sao Mỹ không thể lên Mặt trăng trong 50 năm qua?

Vì sao Mỹ không thể lên Mặt trăng trong 50 năm qua?

50 năm sau cuộc đổ bộ lên Mặt trăng của phi hành đoàn Apollo 17 vào tháng 12-1972, NASA mới hứa sẽ trở lại hành tinh này sớm nhất có thể là vào năm 2025, trong chương trình Artemis.

Đăng ngày: 19/12/2022
Tại sao mọi người bị cảm lạnh và cúm nhiều hơn trong mùa đông?

Tại sao mọi người bị cảm lạnh và cúm nhiều hơn trong mùa đông?

Các nhà khoa học thực hiện một nghiên cứu mới đã tìm ra lý do sinh học khiến chúng ta mắc nhiều bệnh về đường hô hấp hơn vào mùa đông.

Đăng ngày: 18/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News