Bão ở miền Bắc, sao TP.HCM mưa như có bão?
Từ rạng sáng 4/7, nhiều khu vực trên địa bàn TP.HCM có mưa. Mưa kéo dài trong nhiều giờ, lúc rả rích, khi ào ào giống như áp thấp nhiệt đới hoặc bão ở gần.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng 4/7, bão số 2 (Mun) đã đổ bộ vào các tỉnh Hải Phòng, Nam Định. Sau đó, bão di chuyển hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, đi sâu vào đất liền, suy yếu và tan dần.
Sáng 4/7, mưa dông kéo dài tại TP.HCM, nhiều người phải "đội mưa" đi làm. Ảnh chụp trên đường Hoàng Văn Thụ - (Ảnh: QUANG KHẢI).
Dự báo do ảnh hưởng hoàn lưu bão, hôm nay ở Thanh Hóa và khu vực tây bắc Nghệ An có mưa rất to, lượng mưa phổ biến 40-80mm/12 giờ, có nơi trên 100mm/12 giờ.
Trong khi đó, sáng cùng ngày tại TP.HCM, cách xa cơn bão hơn 1.000km cũng có mưa, dông khiến giao thông nhiều khu vực rối loạn.
Theo ông Lê Đình Quyết - phó trưởng phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, khu vực Nam Bộ không ảnh hưởng trực tiếp cơn bão, tuy nhiên hoàn lưu bão kích thích gió tây nam tại Nam Bộ hoạt động mạnh. Đây là tác nhân gây mưa dông ở Nam Bộ, trong đó có TP.HCM.
Nhiều tuyến đường trên địa bàn TP.HCM có mưa khiến xe cộ di chuyển khó khăn trong sáng 4-7 - (Ảnh: QUANG KHẢI).
Do mưa nhiều nên nhiệt độ tại TP.HCM ghi nhận giảm đáng kể. Trời mát mẻ, nhiệt độ thấp nhất 23-25 độ C, cao nhất 32-33 độ C.
Theo ông Quyết, dự báo mưa nhiều chỉ tập trung trong ngày 4/7, sau đó sẽ giảm dần và nhiệt độ cũng tăng dần theo.
Từ ngày 5/7 trở đi, mưa chỉ tập trung chủ yếu vào chiều tối.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khí hậu Địa Trung Hải
Các loại hình khí hậu trên thế giới rất đa dạng, các nhà thủy văn học thường căn cứ vào đặc điểm của vùng để đặt tên cho khí hậu như: khí hậu sa mạc, khí hậu thảo nguyên, khí hậu rừng mưa,... duy có kh&iacu

Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?
Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Lượng mưa nhiều hay ít được quyết định bởi lượng hơi nước trong không khí.

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.
