Bão số 5 ảnh hưởng thế nào đến Hà Nội, TP.HCM?

Quỹ đạo bão tại khu vực miền Trung sẽ kích động gió Tây Nam mạnh lên, gây mưa lớn tại TP.HCM từ 17/9 đến tối 19/9.

Đánh giá về ảnh hưởng của bão số 5 đến khu vực Nam Bộ, ông Lê Đình Quyết, Phó phòng Dự báo Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, nhận định thời tiết chủ đạo khu vực này là mưa to đến rất to từ 17/9 đến tối 19/9.

Lý giải nguyên nhân, ông Quyết phân tích thứ nhất, bão đi vào Biển Đông là vùng xoáy rất lớn. Do quỹ đạo bão nằm ở khu vực Đà Nẵng - tương đối gần Nam Bộ - nên hoàn lưu lớn sẽ kích động gió Tây Nam mạnh lên, gây mưa nhiều ở Nam Bộ.

Thứ hai, hoàn lưu xoáy lớn sẽ tạo nên nhiễu động trong khí quyển gây dông, gió mạnh. "Ví dụ, bình thường, nếu không có tác động gì, cả diện tích mặt nước chỉ có sóng gợn. Nhưng nếu khuấy một vùng xoáy, sóng sẽ mạnh lên. Không khí cũng tương tự vậy", ông Quyết lý giải.

Bão số 5 ảnh hưởng thế nào đến Hà Nội, TP.HCM?
Dự báo TP.HCM sẽ có mưa vào chiều và tối 17/9. (Ảnh minh họa: Chí Hùng).

Tuy gió Tây Nam mạnh hơn bình thường, chuyên gia nhận định TP.HCM và Nam Bộ không chịu tác động quá lớn. Thời tiết chủ đạo là mưa và có thể xuất hiện dông, gió giật.

Đại diện Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ dự báo hôm nay, khả năng mưa sẽ xuất hiện tại TP.HCM vào chiều và đêm.

Đến tối 19/9, đất liền các tỉnh Nam Bộ có mưa, mưa rào, rải rác mưa vừa và dông, có nơi mưa lớn. Lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 180 mm. Trong cơn dông, cần đề phòng khả năng xảy ra lốc xoáy, gió giật mạnh. Người dân cần đề phòng ngập úng ở những vùng trũng thấp.

Tại các tỉnh Bắc Bộ, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén bởi áp cao lục địa tăng cường từ phía bắc, trong chiều tối và đêm 17/9, khu vực này có mưa rào, rải rác có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa lớn. Lượng mưa phổ biến 15-30 mm/24 giờ có nơi trên 60 mm/24 giờ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Riêng tại Hà Nội, từ 18/9 đến 20/9, khu vực này có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 100-150 mm/đợt.

Theo dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, 7h sáng 18/9, tâm bão sẽ nằm ngay trên vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, sức gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 14.

Do ảnh hưởng của bão số 5 nên từ chiều 17/9 đến đêm 18/9, mưa lớn xuất hiện trên diện rộng tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi. Lượng mưa phổ biến 200-300 mm/đợt, có nơi mưa trên 400 mm.

Từ 18-20/9, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 100-150 mm/đợt. Ở Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Lượng mưa phổ biến 15-30 mm/24 giờ, có nơi trên 50 mm/24 giờ.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong những giờ tới được xác định từ vĩ tuyến 11 độ vĩ bắc đến vĩ tuyến 18 độ vĩ bắc và phía đông kinh tuyến 110 độ kinh đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh và lốc xoáy.

Do ảnh hưởng của bão, khu vực giữa Biển Đông có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, giật cấp 13. Biển động dữ dội.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão số 5 tăng cấp, hướng vào Quảng Bình - Quảng Ngãi

Bão số 5 tăng cấp, hướng vào Quảng Bình - Quảng Ngãi

Sớm 17/9, bão Noul tăng một cấp, sức gió mạnh nhất 100 km/h (cấp 9-10), khả năng trưa mai đổ bộ các tỉnh Quảng Bình - Quảng Ngãi.

Đăng ngày: 17/09/2020
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 5 - cơn bão Noul

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 5 - cơn bão Noul

Sớm 16/9, áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cách đảo Palaoan, Philippines khoảng 200 km về phía Bắc Tây Bắc, sức gió tối đa 75km/h.

Đăng ngày: 16/09/2020
5 cơn bão và áp thấp cùng xuất hiện trên Đại Tây Dương

5 cơn bão và áp thấp cùng xuất hiện trên Đại Tây Dương

Lần thứ hai trong lịch sử, 5 xoáy thuận nhiệt đới cùng hoành hành trên Đại Tây Dương, có thể gây mưa lũ ở đất liền và một số đảo.

Đăng ngày: 15/09/2020
Những cơn bão mang năng lượng mạnh nhất hành tinh

Những cơn bão mang năng lượng mạnh nhất hành tinh

Khi giông bão tiết lộ cho các nhà khoa học về bản chất của một trong những hiện tượng tự nhiên mạnh mẽ nhất vũ trụ.

Đăng ngày: 14/09/2020
Lần đầu tiên ghi nhận hiện tượng núi lửa “tái sinh”

Lần đầu tiên ghi nhận hiện tượng núi lửa “tái sinh”

Những hình ảnh cho thấy sự tái sinh của núi lửa này sau khi nó sụp đổ. Sự tái phát triển ban đầu bắt đầu ở các lỗ thông hơi riêng biệt cách nhau khoảng 400 mét.

Đăng ngày: 12/09/2020
1,2 tỷ người có thể mất chỗ ở vì biến đổi khí hậu

1,2 tỷ người có thể mất chỗ ở vì biến đổi khí hậu

Khoảng 1,2 tỷ người sẽ mất nhà cửa do tác động của biến đổi khí hậu. Nhiều quốc gia đối mặt những đe dọa sinh thái dẫn tới tình trạng khan hiếm lương thực và nước sạch.

Đăng ngày: 11/09/2020
Cháy rừng khiến bầu trời San Francisco biến thành màu cam như sao Hỏa

Cháy rừng khiến bầu trời San Francisco biến thành màu cam như sao Hỏa

Ngày 9/9, bầu trời ở khu vực Vịnh San Francisco đã chuyển thành màu cam vì khói bốc lên từ các vụ cháy rừng hoành hành khắp bang California - Mỹ.

Đăng ngày: 10/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News