Bão số 5 tăng cấp, hướng vào Quảng Bình - Quảng Ngãi

Sớm 17/9, bão Noul tăng một cấp, sức gió mạnh nhất 100 km/h (cấp 9-10), khả năng trưa mai đổ bộ các tỉnh Quảng Bình - Quảng Ngãi.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, đêm qua bão đi nhanh hơn, tốc độ 25 km mỗi giờ. Đến 4h sáng nay, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 380 km về phía Đông Nam.

Dự báo, ngày và đêm nay bão vẫn theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 km và có khả năng mạnh lên cấp 11 với sức gió tối đa 115 km/h. Đến 4h ngày mai, tâm bão cách bờ biển các tỉnh Quảng Bình - Quảng Ngãi khoảng 160 km, sức gió mạnh nhất 115 km/h, cấp 11, giật tăng hai cấp.

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, giải thích bão tăng cấp do được tiếp thêm năng lượng từ vùng biển Đông đang ấm và gió mùa Tây Nam ở phía Nam đang mạnh.

Về thời gian đổ bộ, 80% khả năng bão giữ hướng Tây Tây Bắc, đến khoảng 4h sáng mai do tác động của không khí lạnh từ phương bắc tràn xuống thì gần như đi ngang, đi vào khu vực Quảng Bình - Quảng Ngãi trưa chiều 18/9.

Một khả năng khác, chiếm 20%, là không khí lạnh tác động mạnh khiến bão không chếch nhiều lên phía Bắc mà đi ngang theo hướng Tây, đổ bộ vào Trung Trung Bộ sáng 18/9.

Bão số 5 tăng cấp, hướng vào Quảng Bình - Quảng Ngãi
Dự kiến đường đi và vùng ảnh hưởng của bão Noul. (Ảnh: NCHMF).

Đài Nhật Bản lúc 2h sáng nay ghi nhận sức gió gần tâm bão 92 km/h, gió giật 130 km/h. Đến 14h hôm nay, gió lại giảm đôi chút, lần lượt 83 và 120 km/h. Đài Hải quân Mỹ dự báo sức gió mạnh nhất hôm nay là 120 km/h, gió giật 148 km/h.

So với hôm qua, các đài quốc tế thay đổi một chút về vị trí bão đổ bộ, chếch xuống phía nam, từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam. Các đài không dự báo lượng mưa, nhưng khẳng định khu vực này sẽ mưa to trong ngày 17-18/9.

Cơ quan khí tượng Việt Nam vẫn nhận định từ chiều nay đến đêm 18/9, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi mưa 200-300 mm, có nơi trên 400 mm. Nam Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên mưa 50-100 mm/đợt. Từ ngày 18 đến 20/9, do ảnh hưởng của không khí lạnh, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An mưa 100-150 mm.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong ngày và đêm nay (gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên) từ vĩ tuyến 11,5 đến 18, phía Tây kinh tuyến 117. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh và lốc xoáy.

Ngoài ra, theo cơ quan khí tượng, từ nay đến ngày 19/9, gió mùa Tây Nam mạnh cấp 6-7, giật cấp 9 trên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), sóng biển cao 2-3,5 m.

8h sáng nay, Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai họp, sẽ yêu cầu các tỉnh cấm biển, quyết liệt đưa tàu thuyền vào nơi trú ẩn, cho học sinh nghỉ học, có biện pháp bảo vệ nhà cửa, công trình...

Theo kịch bản ứng phó thiên tai, đối với cơn bão cấp 10, giật cấp 13, hơn 107.000 hộ dân với hơn 548.000 người ở vùng nguy hiểm miền Trung có thể phải sơ tán. Việc sơ tán dân thường thực hiện 12 tiếng trước khi bão đổ bộ.

Noul được hình thành từ một vùng áp thấp ở vùng biển Philippines, sau đó mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và sáng nay vào biển Đông mạnh lên thành bão, cơn bão thứ năm ở biển Đông trong năm nay. Bốn cơn bão trước đó cường độ nhẹ, không gây nhiều thiệt hại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 5 - cơn bão Noul

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 5 - cơn bão Noul

Sớm 16/9, áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cách đảo Palaoan, Philippines khoảng 200 km về phía Bắc Tây Bắc, sức gió tối đa 75km/h.

Đăng ngày: 16/09/2020
5 cơn bão và áp thấp cùng xuất hiện trên Đại Tây Dương

5 cơn bão và áp thấp cùng xuất hiện trên Đại Tây Dương

Lần thứ hai trong lịch sử, 5 xoáy thuận nhiệt đới cùng hoành hành trên Đại Tây Dương, có thể gây mưa lũ ở đất liền và một số đảo.

Đăng ngày: 15/09/2020
Những cơn bão mang năng lượng mạnh nhất hành tinh

Những cơn bão mang năng lượng mạnh nhất hành tinh

Khi giông bão tiết lộ cho các nhà khoa học về bản chất của một trong những hiện tượng tự nhiên mạnh mẽ nhất vũ trụ.

Đăng ngày: 14/09/2020
Lần đầu tiên ghi nhận hiện tượng núi lửa “tái sinh”

Lần đầu tiên ghi nhận hiện tượng núi lửa “tái sinh”

Những hình ảnh cho thấy sự tái sinh của núi lửa này sau khi nó sụp đổ. Sự tái phát triển ban đầu bắt đầu ở các lỗ thông hơi riêng biệt cách nhau khoảng 400 mét.

Đăng ngày: 12/09/2020
1,2 tỷ người có thể mất chỗ ở vì biến đổi khí hậu

1,2 tỷ người có thể mất chỗ ở vì biến đổi khí hậu

Khoảng 1,2 tỷ người sẽ mất nhà cửa do tác động của biến đổi khí hậu. Nhiều quốc gia đối mặt những đe dọa sinh thái dẫn tới tình trạng khan hiếm lương thực và nước sạch.

Đăng ngày: 11/09/2020
Cháy rừng khiến bầu trời San Francisco biến thành màu cam như sao Hỏa

Cháy rừng khiến bầu trời San Francisco biến thành màu cam như sao Hỏa

Ngày 9/9, bầu trời ở khu vực Vịnh San Francisco đã chuyển thành màu cam vì khói bốc lên từ các vụ cháy rừng hoành hành khắp bang California - Mỹ.

Đăng ngày: 10/09/2020
Những dòng sông nguy hiểm nhất thế giới

Những dòng sông nguy hiểm nhất thế giới

Đó đều là những dòng chảy hoặc rất đẹp, hoặc rất hiền hòa, bình lặng nhưng tất cả đều che dấu sự nguy hiểm phía sau vẻ đẹp của chúng.

Đăng ngày: 10/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News