Bão số 6 Nesat giảm cấp, hướng đến Thanh Hóa - Quảng Bình
4h sáng nay, tâm bão trên vùng biển phía bắc quần đảo Hoàng Sa, sức gió mạnh nhất 117 km/h, cấp 10-11, giảm một cấp so với chiều qua.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, hôm nay bão theo hướng tây tây nam với tốc độ 10-15 km/h. Đến 4h ngày 19/10, tâm bão cách Quảng Bình - Thừa Thiên Huế khoảng 120 km và do tương tác với không khí lạnh mạnh nên sức gió giảm còn 74 km/h, cấp 8, giật tăng hai cấp.
Bão sau đó đổi hướng, chếch lên phía bắc và tiếp tục suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 4h ngày mai, tâm áp thấp nhiệt đới ở trên các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình, sức gió mạnh nhất trên cấp 6, khoảng 50 km/h.
Dự kiến hướng đi và vùng ảnh hưởng của bão. (Ảnh: NCHMF)
Đài khí tượng Nhật Bản dự báo đêm nay bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới sau đó đi vào đất liền hai tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình. Đài Hong Kong cũng có nhận định tương tự về hướng đi và cường độ của bão.
Do ảnh hưởng của bão, trong 24-48 giờ tới bắc Biển Đông (gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa bão, gió mạnh từ cấp 8 tăng dần đến cấp 11. Giữa Biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi (gồm huyện đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 6-7.
Bắc Biển Đông sóng cao 4-6 m, vùng gần tâm bão 6-8 m. Giữa Biển Đông sóng cao 4-6 m. Vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi sóng cao 3-5 m.
Trong hơn 20 ngày qua, Biển Đông đã xuất hiện ba cơn bão gồm Noru, Sơn Ca và Nesat. Gần nhất, bão Sơn Ca suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, đổ bộ Đà Nẵng - Quảng Nam rạng sáng 15/10, gây mưa từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, trong đó tâm mưa là Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế. Đà Nẵng đã trải qua đợt ngập lụt chưa từng có làm 6 người chết, hạ tầng giao thông, tài sản của người dân bị mất mát, hiện chưa thể thống kê.
Dự báo xa từ nay đến tháng 1/2023, Biển Đông có khoảng 3-5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó 2-3 cơn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, tập trung ở Trung Bộ và Nam Bộ.

Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?
Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu, hình thành do sự hội tụ của tín phong hai bán cầu.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
