Bão số 8 - cơn bão kỳ dị nhất từ trước tới nay
“Trong lịch sử thành văn ngành khí tượng thủy văn nước ta, đây có lẽ là cơn bão có diễn biến kịch tính nhất”, TS Bùi Minh Tăng, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn đồng bằng Bắc Bộ nói.
Cập nhật tin bão số 8 năm 2016: Siêu bão Haima giật trên cấp 17, di chuyển thần tốc vào Biển Đông
Cập nhật tin bão số 7 năm 2016: Bão số 7 vào Quảng Ninh, Hà Nội đề phòng gió giật
Các chuyên gia khí tượng thủy văn đều nhất trí cho rằng cơn bão số 8 vừa đổ bộ vào Việt Nam và mang tên Kai- Tak, một sân bay cũ ở Hong Kong, là cơn bão kỳ dị nhất từ trước đến nay.
Chuyên gia phụ trách chương trình thời tiết trên truyền hình CNN ngày 2/11 cũng phải thốt lên: “Đây là cơn bão có đường đi và diễn biến thật kỳ dị”.
Khi mới hình thành ở Biển Đông như một áp thấp nhiệt đới hồi đầu giờ sáng 28/10 với cường độ chỉ mới ở cấp 6, cấp 7, nó chưa có bất thường gì. Chỉ một ngày sau, nó bắt đầu giở chứng. Lần đầu tiên trong lịch sử thành văn, ngay trong Biển Đông, nó vọt lên cấp 12 trong vòng hai ngày thay vì phải mất ít nhất 3-4 ngày như quy luật. Đến trưa 29/10, cường độ gió lên cấp 10. Đầu giờ chiều 31/10, nó tăng lên cấp 12, giật trên cấp 12.
Ảnh chụp từ máy chụp quang phổ kế độ phân giải trung bình (MODIS) trên vệ tinh Terra cho thấy cơn bão số 8 của Việt Nam và là số 22 ở Tây Thái Bình Dương có lúc đạt đến tốc độ gió 140 km/giờ ở vùng gần tâm bão, tức trên cấp 12, vào lúc 10 giờ 10 phút ngày 31/10 (ảnh).
Thông thường khi đi theo hướng Tây Tây Bắc, bão mạnh di chuyển ổn định và nhanh chóng đi vào bờ. Nhưng bão số 8 làm đảo lộn tất cả”, tiến sĩ Nguyễn Lan Châu, Phó giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương nói.
“Cách bờ biển Quảng Ngãi 230 km, chúng tôi tưởng bão sẽ đổ bộ vào đây. Chẳng hiểu sao, nó lập tức chuyển hướng đi vào Đà Nẵng” - TS Châu nhớ lại - “Tưởng là đổ bộ vào Quảng Nam, Đà Nẵng, bão lại chuyển hướng đi dọc theo bờ biển”.
Một điểm nữa khiến các nhà khoa học đặc biệt chú ý là, khi cường độ mạnh, bão thường di chuyển nhanh. Nhưng bão số 8 lại làm điều ngược lại. Cường độ càng mạnh bao nhiêu, tốc độ di chuyển lại rùa bò bấy nhiêu. Trung bình, cơn bão này chỉ di chuyển 5-10 km/giờ, có lúc dường như nó đứng yên. “Rất ít cơn bão mạnh nào mà lại di chuyển chậm đến thế” - ông Thảo bày tỏ sự ngạc nhiên.
Trong khoảng thời gian từ 28 đến 29/10, một đợt gió mùa đông Bắc xuất hiện và ảnh hưởng tới Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ. Đới gió mùa này khiến nền nhiệt độ giảm 4-5 độ C. Lẽ ra cường độ của bão phải giảm khi tương tác với font gió lạnh như vậy. Thế mà nó lại khu xử ngược với quy luật. Đến lúc suy yếu, nó hành xử với tốc độ nhanh không ngờ. Trong vòng 24 tiếng, từ cấp 12 “suy sụp” thành áp thấp nhiệt đới một cách khó hiểu.
Hầu hết các chuyên gia khí tượng thủy văn cũng sửng sốt khi chứng kiến đường đi dọc bờ biển của cơn bão gần như trùng khít với đường bờ biển ở nước ta. Còn theo kỹ sư Thảo, “Bão số 8 là hiện tượng kỳ thú, xứng đáng được xếp hạng đặc biệt nhất trong khoảng thời gian 1950 trở lại đây”.
Năm 1986, cơn bão số 5 xuất hiện ở Biển Đông, di chuyển vào gần bờ rồi lại quay lại Biển Đông, đi ra đi vào Biển Đông ba lần tạo thành một đường di chuyển vô cùng phức tạp.
Năm 1995, xuất hiện một cơn bão di chuyển song song với đường bờ biển, tuy nhiên cách bờ biển khá xa (cơn bão số 8 năm nay cũng đi song song với đường bờ biển nhưng lại cách bờ biển rất gần) đổ bộ vào Quảng Tây, Trung Quốc gây mưa cho 13 tỉnh của Trung Quốc.