Bảo tồn thiên nhiên bằng "món ăn cá rồng"

Các nhà bảo tồn hải dương học đã tìm ra một công thức đơn giản để chống lại sự bành trướng của loài cá rồng đang huỷ diệt các sinh vật sống ở rạn đá ngầm dưới đại dương là ăn luôn chúng.

Cá rồng (lionfish, tên khoa học pterois) là loài cá biển trông rất đẹp mắt, vây xoè tha thướt và mình có những vằn đỏ nâu (hoặc xanh) vốn không phải cá bản địa bỗng nhiên “đổ bộ” vào đáy vịnh Florida, xâm chiếm lãnh thổ của các sinh vật sống lâu đời ở nơi đây, tiêu diệt các loài này gây ra hiện tượng mất cân bằng sinh thái mà người ta chưa đánh giá hết. Làm thế nào để ngăn chặn sự tấn công của chúng một cách khôn ngoan?


Loài cá rồng đẹp mắt nhưng lại rất hung dữ.

Tổ chức bảo tồn rạn đá ngầm Key Largo nghĩ ra một “mẹo” rất thú vị. Họ vừa xuất bản một cuốn sách ẩm thực trình bày rất bắt mắt, mang tên “Những món ăn từ cá rồng" (The Lionfish Cookbook), tập hợp 45 công thức nấu các món đặc biệt từ chúng với lời giới thiệu hấp dẫn và đưa ra một khẩu hiệu “Không thưởng thức chúng cũng phí cả đời”. Điều đáng chú ý là tác giả của cuốn sách bán khá chạy này chính là tiến sĩ Lad Akins, một nhà khoa học nổi tiếng, chủ nhiệm dự án Bảo tồn rạn đá ngầm, hợp tác với một đầu bếp hàng đầu của nước Mỹ là Tricia Ferguson.

Cá rồng là một loài cá dữ, ăn thịt các sinh vật tầng đáy đại dương vây xoè rộng có các gai độc trông như bờm sư tử (tiếng Anh gọi là cá sư tử) xuất xứ từ Nam Thái Bình dương, Ấn Độ dương và Hồng hải.

Chúng bành trướng nhanh chóng ra các vùng biển Caribê và Đại Tây dương, rất phàm ăn và ăn hầu hết các loài cá khác, tôm, cua đang phát triển mạnh ở vịnh Florida, nơi có rạn san hô nổi tiếng thế giới. Nhiều nhà khoa học đã xếp cá rồng là một trong 15 loài cá dữ, đe doạ tính đa dạng sinh học toàn cầu.

Những người đánh cá và thợ lặn đã phát hiện ra điều này khi thấy chúng tấn công quần thể cá địa phương và sinh sôi nảy nở rất nhanh.

Trong khi đó, Tổ chức bảo tồn về rạn san hô của Mỹ chưa xin được ngân sách của chính phủ và chưa tìm ra một biện pháp khoa học hữu hiệu nào để tiêu diệt chúng. Tiến sĩ Lad Akins bàn với nhà thực phẩm tạo ra một nhu cầu, một thị trường cá rồng và cho rằng trước mắt có thể nhu cầu ấy sẽ giúp vào việc bảo về hệ sinh thái địa phương. Không gì tốt hơn biến chúng thành một đặc sản ẩm thực để tận diệt chúng trước khi quá muộn.

Vì sao loài cá rồng mò được đến đây, rất xa xôi đối với quê hương của chúng? Các nhà nghiên cứu Mỹ cho rằng cá rồng đến được vùng vịnh Florida do cơn bão Andrews năm 1992, khi Thuỷ cung ở ven biển, nơi trưng bày các là cá lạ để mọi người đến xem, bị vỡ. Ít nhất có 6 con cá rồng thoát ra biển tại vịnh Biscayne ở Miami và chính chúng là “thuỷ tổ” của bầy cá rồng nơi đây.

Bên cạnh những lời quảng cáo hấp dẫn để vì tò mò, người ta ăn cá rồng và những tranh ảnh rất đẹp về chúng, quyển sách dạy nấu ăn còn mang tên “Đặc sản vùng Caribê” không giấu diếm mục đích khoa học của các tác giả, trình bầy tác hại của cá rồng đối với hệ sinh thái. Các đầu bếp chắc chắn sẽ thấy được việc làm của mình thêm ý nghĩa, vừa cung cấp cho thực khách một món ăn ngon, vừa góp phần bảo vệ môi trường.

Akins cho biết, cá rồng sống ở rạn san hô có thể đánh bắt bằng lưới, câu hay những phương pháp khác, nhưng ông khuyên mọi người nên đeo găng tay để tránh bị những gai độc của cá đâm vào rất đau buốt.

Khác với cá nóc (fugu) biết cách phồng lên như một quả bóng, xòe những gai độc ra xung quanh, màu hơn nâu và đối với người Nhật là một món ăn quý, việc chế biến đòi hỏi phải do những đầu bếp có tay nghề cao (được cấp giấy chứng nhận) vì sự sơ xuất nhỏ có thể gây tử vong cho thực khách, thì với cá rồng, theo Akins, thịt ngon không kém mà lại an toàn, không chứa nọc độc. “Nọc chỉ có trong gai, Khi chế biến, nhiệt độ cao sẽ làm nọc bị phân huỷ, ngay cả khi còn gai cũng không độc. Lấy những chiếc gai đi cũng đơn giản”.

Akins cho biết, ông hy vọng cuốn sách nấu ăn sẽ tạo ra được một thị trường cá rồng, thông qua đó, diệt được loài cá dữ này. Nhưng ông cũng không dám chắc liệu các món chế biến từ “những tên xâm lược lộng lẫy” nằm trên thực đơn có làm hài lòng các du khách đến tắm trên bãi biển Miami hay không.

"Chắc chắn những món đặc sản từ cá rồng sẽ xuất hiện trên thực đơn của nhiều nước khác trong vùng vịnh Florida như Bahamas, Turks, Caicos, Cộng hoà Dominic, Mehicô… vì việc tiêu diệt chúng đòi hỏi một sự phối hợp chung của cả vùng”, TS Akins kêu gọi các nước khác khi bị cá rồng tấn công cũng áp dụng “mẹo” này. Quyển sách mà ông là tác giả “rất nghiệp dư” có thể mua trên các trang mạng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 06/02/2025
Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng

Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 18/01/2025
Loài cá

Loài cá "yêu" ầm ĩ đến mức… làm cá heo bị điếc

Mỗi mùa xuân, loài cá này sẽ tập trung ở khu vực đồng bằng sông Colorado, phía Bắc Vịnh Mexico và đồng loạt cất tiếng gọi bạn tình.

Đăng ngày: 16/01/2025
Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài

Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài "quái vật" biển cả

Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào.

Đăng ngày: 14/01/2025
Hiện tượng biển phát sáng tuyệt đẹp tại Thụy Điển

Hiện tượng biển phát sáng tuyệt đẹp tại Thụy Điển

Hiện tượng biển phát sáng đã xảy ra trên một hòn đảo nhỏ tại Thụy Điển, khiến khung cảnh nơi đây trở nên vừa đẹp vừa có chút ma mị.

Đăng ngày: 13/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News