Bão từ tăng cao trong năm 2011
Năm nay, số trận bão từ ở Việt Nam sẽ tăng mạnh, chuẩn bị cho chuỗi bão từ có cường độ mạnh nhất từ trước đến nay xảy ra vào hai năm tới.
Cực quang ở vùng nam Australia, hình thành trong một đợt bão từ mạnh.
Phó giáo sư, tiến sĩ Hà Duyên Châu, nguyên viện trưởng viện Vật lý địa cầu Việt Nam cho biết, trong khi ở các năm trước bão từ chỉ ở mức 10-17 trận, thì dự đoán trong năm nay, nước ta sẽ có tới 20 đến 25 trận, cực đại của các trận bão từ đạt từ 200 đến 300nT (ano tesla-đơn vị đo cường độ bão từ), ông Châu cho hay.
Tuy nhiên, hiện chưa thể biết chính xác thời gian, và quy mô của trận bão từ có thể xảy ra này sẽ thế nào, vệ tinh hiện đại của NASA chỉ có thể dự báo được trước 30 phút.
Viện vật lý địa cầu cũng đưa ra nhận định, đến năm 2012, hoặc 2013, cường độ của các trận bão từ đạt mức lớn nhất từ trước đến nay với 700 nT. Trung bình mỗi năm có khoảng 40 đến 50 trận bão từ.
Mới đây, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đưa ra dự báo về khả năng xảy ra các bùng nổ sắc cầu vào ba ngày tới. Theo ông Châu, đây mới chỉ là dự báo, có thể xảy ra hoặc có thể không.
Tiến sĩ Hà Duyên Châu cũng cho biết, bão từ với cường độ từ 200nT trở lên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Trong xương, tim, não có các tế bào mang từ tính, nên những người có tiền sử bệnh tim mạch, thần kinh, các bệnh về xương khớp rất nhạy cảm với bão từ, nhẹ thì cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, đau mình mẩy, xương khớp.
Bên cạnh đó, bão từ còn ảnh hưởng đến vệ tinh nhân tạo và cả đường dây tải điện 500kV, ống dẫn dầu khí, tác động hóa học gây ăn mòn ống dẫn dầu khí.
Việt Nam chưa có số liệu thống kê về số người chết liên quan đến bão từ cũng như những ảnh hưởng của bão từ đến đời sống kinh tế.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
