Bão vũ trụ tấn công Trái đất, tên lửa không thể cất cánh, giàn khoan ngừng hoạt động
Sau cảnh báo từ Cơ quan Khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), SapceX đã phải hoãn vụ phóng tên lửa 4,5 giờ; trong khi Canada gặp rắc rối với các giàn khoan dầu vì tín hiệu GPS bị nhiễu loạn.
Ảnh đồ họa mô tả cách Mặt trời phóng "bão" về phía Trái đất - (Ảnh: NASA).
Theo tờ Space, đó là những ảnh hưởng vừa được báo cáo sau một cơn bão địa từ loại G3 quét qua Trái đất hôm 27-2. Vụ phóng tên lửa được đề cập là kế hoạch mà SpaceX đã công bố trước đó về việc đưa 21 vệ tinh Starlink lên quỹ đạo từ Florida (Mỹ).
Sau khi cơn bão lắng xuống vài giờ sau đó, tên lửa SpaceX cuối cùng đã có thể cất cách vào lúc 18 giờ 13 phút tối cùng ngày theo giờ địa phương (tương đương 6 giờ 13 phút sáng 28-2 theo giờ Việt Nam).
SpaceX đã hợp tác với NOAA kể từ một sự cố không may vào tháng 2 năm ngoái, khiến công ty mất một loạt 40 vệ tinh sau khi phóng chúng vào một cơn bão địa từ tương đối nhẹ, nhưng vẫn đủ khiến các vệ tinh này bị "quật ngược" về phía Trái đất và cháy tan trong bầu khí quyển.
Ngoài rắc rối của SpaceX, phía Canada cũng báo cáo việc phải tạm dừng hoạt động một số dàn khoan dầu do tín hiệu GPS bị nhiễu loạn trong cơn bão địa từ.
Bão địa từ là một cơn bão mang điện tích mạch ập vào Trái đất từ ngoài vũ trụ, mà nguồn gốc sinh ra nó chính là Mặt trời của chúng ta nên còn gọi là bão Mặt trời.
Bão Mặt trời thường khiến người Trái đất được chiêm ngưỡng cực quang đẹp mắt, nhưng cũng có thể phá hoại lưới điện, hệ thống vô tuyến, GPS, gây rắc rối cho các vệ tinh và thậm chí khiến chim di trú lạc đường.

Phát hiện thế giới khác đầy "tuyết" rơi ngay bên trong lòng Trái đất
Các tín hiệu kỳ lạ từ nơi sâu thẳm bên trong lòng Trái đất đã giúp các nhà khoa học xác định một thế giới không tưởng, sâu 3.000km bên dưới bề mặt, nơi tuyết giàu silicon đang rơi.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Tháng 1 năm 2023: "Bạn của loài người tuyệt chủng" trở lại sau 50.000 năm
Trên bầu trời Trái Đất tháng 1-2023, lần đầu tiên sau 50.000 năm, một vật thể ma quái có thể được loài người nhìn thấy rõ bằng mắt thường.

Tìm thấy những ngôi sao "ma" lang thang khắp nơi hàng tỉ năm
Kính viễn vọng Hubble phát hiện nhiều ngôi sao "ma" trong các thiên hà khổng lồ. Chúng lang thang như những linh hồn lạc lối, với ánh sáng mờ ảo ma quái.

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng
Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.
