Bất ngờ khi phát hiện nước đang "nhảy" trên Mặt trăng
Mặt trăng có rất nhiều nước lang thang trên bề mặt và chúng thường xuyên "nhảy" qua lại giữa các "điểm lạnh"!
Nhóm nghiên cứu thuộc Dự án Lập bản đồ Alpha Lyman (LAMP), thông qua hệ thống đặt trên Tàu Trinh sát Quỹ đạo Mặt Trăng (LRO) của NASA, vừa có phát hiện đặc biệt về nguồn nước biết nhảy kỳ thú của Mặt trăng. Theo các dữ liệu mới nhất, nước – hoàn toàn giống như nước trên Trái đất, ở thể lỏng – xuất hiện gần như khắp nơi, ngay trên bề mặt của Mặt trăng.
Bức ảnh do tàu LRO của NASA chụp cung cấp manh mối về nước biết nhảy kỳ thú trên Mặt trăng - (ảnh: NASA).
Hầu hết nước nằm ẩn mình trong loại đất đặc biệt của Mặt trăng mà các nhà khoa học gọi là "regolith", vốn chứa nhiều thành phần khác được chứng minh là có thể khai thác cho cuộc sống trên căn cứ Mặt trăng và làm nhiên liệu cho tàu vũ trụ.
Nhưng nước trong regolith không ẩn nấp mãi một chỗ. Vào buổi trưa trên thiên thể này, nhiệt độ ở nhiều nơi lên tới 127 độ C, trời đủ nóng để nước phải rời khỏi mặt đất. Tuy nhiên thay vì bốc hơi tất cả vào bầu khí quyển, một phần lớn nước của Mặt trăng lại chọn cách… nhảy đến "điểm lạnh" gần nhất để tiếp tục ẩn mình trong regolith.
"Điểm lạnh" chỉ những vùng đất đủ lạnh giá trong thời điểm đó, có thể là chốn dung thân tốt cho nước giữ được thể lỏng và có thể được nhìn thấy từ tàu vũ trụ như những vùng mờ sương giá. Để rồi sau đó, nếu buổi trưa lan đến vùng đất hãy còn lạnh ban nãy, nước lại tiếp tục nhảy để tìm những nơi còn lạnh và còn ít nhiều bóng tối.
NASA đang đẩy mạnh nhiều nghiên cứu nhằm khai thác nước trực tiếp trên Mặt trăng và phát hiện nói trên là một tin vui lớn. Nhà khoa học Amanda Hendrix, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: "Nước Mặt trăng có khả năng được con người sử dụng làm nhiên liệu, dùng để che chắn bức xạ, quản lý nhiệt độ…; nếu những vật liệu này không cần phải phóng từ trái đất, những nhiệm vụ trong tương lai sẽ có giá cả phải chăng hơn".

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
