Bất ngờ một dụng cụ nhà bếp giúp bảo tồn loài sắp tuyệt chủng

Dụng cụ đơn giản này chứng tỏ hiệu quả bất ngờ trong việc thu nhập ADN gấu koala - loài động vật nổi tiếng của Úc.

Được biết đến với đôi tai xù, khuôn mặt tròn và chiếc mũi đen lớn, gấu koala là loài động vật dành phần lớn thời gian ngủ trên tán rừng bạch đàn. Thói quen leo cao và ít di chuyển khiến biểu tượng của nước Úc này rất khó theo dõi.

Bất ngờ một dụng cụ nhà bếp giúp bảo tồn loài sắp tuyệt chủng
Vải lọc nhà bếp lại trở thành một công cụ giúp bảo tồn ADN của động vật rất hiệu quả - (Ảnh: THE SPRUCE FATS)

Tuy nhiên, tình hình có thể sớm thay đổi nhờ vào một kỹ thuật mới có thể "đánh hơi" vị trí của gấu koala.

Giữa tháng 10 vừa qua, phương pháp mới đã được công bố trên tạp chí Sinh Thái Ứng Dụng.

Theo đó, nhóm nghiên cứu đã dùng những miếng vải lọc để thu giữ ADN của loài động vật có túi này trong môi trường tự nhiên. Đây là những miếng vải lọc thường thấy trong các gian bếp để lọc phô mai, nước cốt hay sữa…

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng bộ vải lọc cố định giữa hai tấm thép không gỉ, đặt tại 26 địa điểm trong bốn khu bảo tồn thiên nhiên ở Queensland, Úc.

Mỗi địa điểm được trang bị hai bộ vải lọc: một bộ lọc được đặt cách mặt đất khoảng 1,5m và sử dụng quạt để hút không khí vào.

Ngoài ra, một bộ lọc khác được đặt gần mặt đất hơn để thu giữ các mảnh vụn.

Sau vài ngày, các nhà nghiên cứu đã thu hồi các bộ lọc và phân tích vật liệu di truyền được giữ lại.

Kết quả thật đáng ngạc nhiên khi các nhà khoa học xác định được ADN của gấu koala cũng như ADN của 11 loài động vật khác cùng sinh sống trong khu vực, bao gồm cả loài kangaroo wallabia bicolor và loài chồn đuôi vòng pseudocheirus occidentalis.

Bất ngờ một dụng cụ nhà bếp giúp bảo tồn loài sắp tuyệt chủng
Gấu koala - loài động vật đang trên bờ vực tuyệt chủng - (Ảnh: SCIENCE NEWS)

Theo Science News, số lượng gấu koala (Phascolarctos cinereus) - loài động vật đặc trưng của Úc - đã giảm mạnh trong những năm gần đây do cháy rừng tràn lan và dịch bệnh.

Năm 2022, Chính phủ Úc đưa gấu koala vào danh sách loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.

Các nỗ lực bảo tồn động vật trước đây đã dựa vào những thiết bị hiện đại như drone nhiệt và thiết bị ghi âm để phát hiện gấu koala. Tuy nhiên các biện pháp trên khá tốn kém, lại không thật sự hiệu quả.

Theo nhóm chuyên gia Đại học Queensland, áp dụng các bộ vải lọc nhà bếp trong bảo tồn động vật được xem là một bước đột phá. Các nhà nghiên cứu cho biết thiết bị lấy mẫu ADN mới này ít tốn kém hơn và yêu cầu kỹ năng vận hành đơn giản hơn.

Nhà sinh học tiến hóa Celine Frere - từ Đại học Queensland, thành viên nhóm nghiên cứu - cho biết: "Rất đơn giản. Người dân, chủ đất, ngay cả học sinh cũng có thể sử dụng các bộ lọc này".

Ngoài ra, nghiên cứu mới đã bổ sung thêm một công cụ khác cho các nhà khoa học trong việc phát hiện ADN môi trường (eDNA).

Các chuyên gia đã hút không khí trong các vườn thú và rừng, lau bề mặt thực vật và thậm chí kiểm tra các bộ lọc của các trạm quan trắc ô nhiễm không khí để tìm eDNA.

"Một số công trình trong nghiên cứu này thực sự là những bước đầu quan trọng", nhà sinh thái học Matthew Barnes từ Đại học Công nghệ Texas tại Lubbock nói.

Tuy nhiên, thí nghiệm diễn ra trong một môi trường không kiểm soát, nơi có nhiều yếu tố không chắc chắn và có rủi ro rằng gió mạnh hoặc mưa có thể ảnh hưởng đến kết quả.

"Thực tế là họ vẫn có thể đạt được một số thành công thực sự là điều đáng khích lệ", Barnes nói thêm.

Hiện tại, Frere và nhóm của mình đang xây dựng một thư viện dữ liệu di truyền cho nhiều loài động vật, thực vật khác nhau. Qua đó, nhóm có thể thu nhập những tài liệu tham khảo, cho phép tìm eDNA một cách tối đa.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Galapagos từng tiêu diệt dê xâm hại để cứu rùa khổng lồ

Galapagos từng tiêu diệt dê xâm hại để cứu rùa khổng lồ

Các chuyên gia bảo tồn đã triển khai nhiều biện pháp để tiêu diệt 140.000 con dê trong 7 năm, giúp rùa khổng lồ Galapagos phục hồi.

Đăng ngày: 31/10/2024
Qua bẫy ảnh phát hiện một số loài động vật quý hiếm ở Vườn quốc gia Hoàng Liên

Qua bẫy ảnh phát hiện một số loài động vật quý hiếm ở Vườn quốc gia Hoàng Liên

Thông qua bẫy ảnh, Vườn quốc gia Hoàng Liên đã phát hiện một số loài động vật cực kỳ nguy cấp như gà lôi tía; một số loài nguy cấp, sắp nguy cấp như: cầy vằn bắc, cầy vòi mốc, gà so núi.

Đăng ngày: 30/10/2024
Phát hiện loài rắn mới trên dãy Himalaya, được đặt theo tên nam diễn viên Leonardo Dicaprio

Phát hiện loài rắn mới trên dãy Himalaya, được đặt theo tên nam diễn viên Leonardo Dicaprio

Một loài rắn ở dãy Himalaya đã được đặt theo tên ngôi sao Hollywood Leonardo DiCaprio để vinh danh nam diễn viên và nhà hoạt động môi trường này.

Đăng ngày: 30/10/2024
Choi choi bị chim cắt lớn đoạt mạng ở độ cao 3.000m

Choi choi bị chim cắt lớn đoạt mạng ở độ cao 3.000m

Các nhà khoa học quan sát một màn săn mồi ở độ cao lớn nhất từ trước tới nay khi chim choi choi rơi vào vuốt chim cắt lớn.

Đăng ngày: 29/10/2024
Phát hiện mới về tập tính di cư của các loài chim Australia

Phát hiện mới về tập tính di cư của các loài chim Australia

Ngày 28/10, các nhà nghiên cứu Australia đã công bố những phát hiện mới về tập tính di cư của các loài chim ở phía Nam Bán cầu, thông qua dữ liệu từ công nghệ radar thời tiết.

Đăng ngày: 29/10/2024
Loài rắn lục ở Việt Nam sở hữu bề ngoài độc đáo và đáng sợ

Loài rắn lục ở Việt Nam sở hữu bề ngoài độc đáo và đáng sợ

Mặc dù mang tên gọi rắn lục, loài rắn này lại không hề sở hữu lớp vảy màu xanh lục như thường thấy, mà sở hữu vẻ bề ngoài đáng sợ với cặp sừng trên đầu.

Đăng ngày: 28/10/2024
Lần đầu ghi nhận loài rết lớn tại Việt Nam

Lần đầu ghi nhận loài rết lớn tại Việt Nam

Các nhà khoa học phát hiện loài rết Scolopendra pinguis Pocock, 1891 có kích thước lên tới 6,5 cm trong rừng Phong Nha - Kẻ Bàng, nâng tổng số loài ghi nhận tại Việt Nam lên 9.

Đăng ngày: 28/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News