Bất ngờ với cảnh "vợ chồng" voọc đầu trắng quý hiếm ôm đàn con trên đảo Cát Bà
Những hình ảnh về gia đình voọc đầu trắng quý hiếm xuất hiện trên đảo Cát Bà (Hải Phòng) được đăng tải trên mạng xã hội đã thu hút được sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Ngày 6/5, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh 2 con voọc trưởng thành được cho là "vợ chồng" ở đảo Cát Bà (TP Hải Phòng) ôm đàn con vào lòng. Ngoài hình ảnh nói trên, thông tin trên mạng xã hội còn cho rằng, gia đình voọc đầu trắng quý hiếm vừa đón thêm 3- 4 thành viên mới có bộ lông màu vàng.
Lãnh đạo Vườn Quốc gia Cát Bà (Hải Phòng) xác nhận thông tin và hình ảnh đàn voọc trên là ở đảo Cát Bà. Những cá thể voọc con mới được sinh ra trong tháng 4.
Được biết voọc đầu trắng là loài linh trưởng đặc hữu còn tồn tại duy nhất ở đảo Cát Bà và phân bố khắp các khu vực trên Vịnh Lan Hạ, hiện được bảo tồn nghiêm ngặt. Do số lượng cá thể còn rất ít nên việc voọc sinh trưởng tự nhiên là một tín hiệu đáng mừng cho du lịch Cát Bà.
Hình ảnh gia đình voọc đầu trắng gây sự xuất hiện trên đảo Cát Bà.
Dấu hiện nhận biết loài voọc Cát Bà là khi trưởng thành, ở phần đầu và tại vai ở con đực sẽ có lông màu trắng nhạt đôi khi còn nhìn ra màu vàng non, còn ở cá thể cái thì lông màu thẫm hơn nhưng cũng rất dễ nhận ra vì nổi bật trên nên bộ lông màu đen tuyền. Đuôi rất dài, dài hơn nhiều loài khỉ – để tránh gây nhầm lẫn khi nhiều khách thăm quan không phân biệt được cái loài khác nhau.
Loài voọc Cát Bà sống tại những nơi có độ cao 100 – 150m so với mực nước biển tại những rừng dây leo và cây thân gỗ hay những vách đá dựng đứng. Một đàn thường có 10 tới 20 con và do đầu đàn là con đực chỉ huy.
Ở nước ta, voọc đầu trắng chỉ xuất hiện trên đảo Cát Bà và đảo Cái Chiên (Quảng Ninh) nhưng rất tiếc hiện nay đảo Cái Chiên đã không còn cá thể nào nữa.
Voọc đầu trắng hay còn gọi là voọc Cát Bà có tên khoa học là Trachypithecus poliocephalus. Voọc đầu trắng là loài linh trưởng chỉ còn tồn tại duy nhất trên quần đảo với vùng lõi là Vườn Quốc gia Cát Bà, nằm trong danh mục đỏ của tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới.

Loài rắn cực kỳ hung dữ, nhưng có ích cho nhà nông
Dù không sở hữu nọc độc, rắn sọc dưa lại có tính cách rất hung dữ nên thường xuyên bị con người giết hại khi chạm trán. Rắn sọc dưa bắt chuột rất giỏi nên được xem như là loài rắn có ích.

Làm thế nào cừu giải quyết bộ lông của nó nếu không được cắt bởi con người?
Nếu không được con người cạo lông thì liệu lũ cừu sẽ tự xử lý lông của nó như thế nào?

Quái vật nửa ếch - rắn - giun siêu "dị" ở Việt Nam
Loài ếch kỳ lạ này sở hữu bề ngoài giống rắn, khiến không ít người hoảng sợ khi lần đầu tiên nhìn thấy chúng.

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng
Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Thói quen ngủ lạ thường của các loài động vật
Nhiều loài động vật tập tính ngủ độc đáo như ngủ đứng, ngủ trong khi bơi hoặc không ngủ suốt vòng đời.

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.
