Bắt sống trăn gấm dài 5,9m sau khi nuốt chửng dê nhà
Con trăn gấm nặng 77kg bị bắt ở trang trại sau khi nuốt chửng một con dê và không thể di chuyển.
(Video: Jabatan Bomba dan Penyelamat Malaysia Negeri Johor)
Cơ quan cứu hỏa và cứu hộ bang Johor của Malaysia chia sẻ video và ảnh chụp các cán bộ gây mê con trăn gấm và chuyển đi nơi khác cách xa khu dân cư trong cùng ngày. Con trăn nặng đến mức cần tới 7 người đàn ông vận chuyển, Newsweek đưa tin.
Nhân viên cứu hộ được gọi tới một trang trại nuôi dê ở Kulai thuộc bang Johor vào sáng hôm 28/9. Nông dân ở trang trại bị mất một con dê cái và tin chắc con trăn đã nuốt chửng nó. Sau khi lùa con trăn khỏi chuồng dê, đội cứu hộ tiến hành lấy xác dê ra khỏi miệng trăn.
Đội cứu hộ bắt trăn gấm mò vào trang trại.
Trăn gấm là loài bản xứ ở Đông Nam Á, dù chúng sống cả trong rừng cây gỗ, đồng cỏ và rừng mưa. Chúng có khả năng thích nghi cao với nhiều môi trường sống khác nhau. Ở Singapore, Indonesia và Malaysian Borneo, trăn gấm sống cả trong cống rãnh. Chúng là động vật ăn thịt, chủ yếu săn chim và động vật có vú. Chúng tiến hóa xương hàm có thể dịch chuyển độc lập với nhau để nuốt chửng con mồi lớn. Xương hàm dưới của chúng không cố định mà nối lỏng lẻo thông qua dây chằng linh hoạt, cho phép chúng há to hơn nhiều so với bình thường. Giống như mọi loài trăn siết mồi khác, trăn gấm không có nọc độc và giết chết con mồi bằng cách làm ngạt.
Trăn gấm là một trong những loài trăn dài nhất thế giới, thường đạt kích thước hơn 6m. Con trăn gấm nắm kỷ lục có chiều dài hơn 9,8 m trong khi cá thể dài và nặng nhất trong môi trường nuôi nhốt có tên Medusa ở Kansas, dài 8,2 m và nặng 158 kg. Dù bị săn rộng rãi để bán lấy da, trăn gấm vẫn duy trì quần thể tương đối ổn định. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xếp chúng vào nhóm "ít quan tâm" trong danh sách loài nguy cấp.

Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?
Hổ khỏe hơn và săn mồi độc lập tốt hơn, nhưng sư tử nhanh nhẹn hơn và có tỷ lệ săn mồi thành công cao hơn nhờ đi theo bầy.

Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ "đau đầu"
Thời gian gần đây, một loài giun gây hại có nguồn gốc từ châu Á đang xuất hiện tràn lan trên khắp nước Mỹ, gây ra không ít phiền toái cho người dân nước này.

Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!
Cả hai đều thuộc họ rắn lục Viperidae nên rất dễ nhầm lẫn.

Ngư dân Campuchia bắt được cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông MeKong
Các nhà khoa học Campuchia và Mỹ xác nhận ngư dân Campuchia vừa bắt được con cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông Mê Kông.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?
Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.
