Bề mặt Trái đất thay đổi thế nào trong 100 triệu năm qua?
Để chứng minh bề mặt Trái đất thường xuyên dịch chuyển, các nhà khoa học ở Đại học Sydney lập mô hình sự thay đổi của cảnh quan Trái đất trong 100 triệu năm qua.
Video: Đại học Australia
Mô hình công bố hôm 2/3 trên tạp chí Science xem xét tác động của khí hậu tới chuyển dịch của trầm tích ở sông và biển, cũng như chuyển động của mảng kiến tạo. Nhóm nghiên cứu hy vọng mô hình của họ sẽ cho phép kiểm tra chính xác những giả thuyết về tác động tương lai của biến đổi khí hậu lên bề mặt Trái đất.
"Để dự đoán tương lai, chúng ta phải hiểu rõ quá khứ", tiến sĩ Tristan Salles, trưởng nhóm nghiên cứu, chia sẻ. "Mô hình địa chất của chúng tôi chỉ cung cấp một phần hiểu biết về quá trình hình thành những đặc điểm địa lý gần đây của Trái đất".
Cảnh quan Trái đất ngày nay là kết quả của hàng triệu năm biến đổi khí hậu và chuyển động mảng kiến tạo. Những mảng kiến tạo này bao gồm vỏ Trái đất và phần trên của lớp phủ, lớp đất đá thứ hai trôi nổi bên trên vành đai đá sệt và nóng gọi là quyển mềm. Quyển mềm khiến các mảng kiến tạo va chạm và cọ xát, biển đổi cảnh quan với sự hình thành của đồi núi, núi lửa và động đất. Mặt khác, khí hậu có thể ảnh hưởng tới quá trình phong hóa trầm tích, khiến chúng vỡ ra và chảy xuống nước, đồng thời tạo ra sông ngòi, lũ lụt và thay đổi tốc độ chảy của nước.
Quá trình thay đổi của bề mặt Trái đất trong 100 triệu năm qua.
Trong mô hình, nhóm nghiên cứu cho thấy cảnh quan địa vật lý hiện nay tiến hóa như thế nào ở độ phân giải cao nhất. Họ sử dụng ghi chép địa chất để mô phỏng cách độ cao mặt đất thay đổi theo thời gian, sau đó đưa thêm dữ liệu khí hậu cổ đại từ một mô hình máy tính riêng biệt. Mô hình cuối cùng được hiệu chỉnh và kiểm tra thông qua so sánh những dự đoán của nó với ví dụ tự nhiên về sự hình thành trầm tích và dòng chảy của nước trong thế giới thực. Video timelapse với độ phân giải cao cho thấy xói mòn sâu tới 5km và địa tầng trầm tích cao 5km. Mỗi khung hình đại diện cho sự biến chuyển trong một triệu năm trên Trái đất.
Biến đổi khí hậu do con người gây ra đang thay đổi thành phần hóa học của đại dương và những quá trình diễn ra bên trong. Nhóm nghiên cứu hy vọng mô hình sẽ giúp hiểu rõ hơn về tác động đối với các quá trình trầm tích ngày nay và tương lai. Theo Salles, đây sẽ là nền tảng để các nhà khoa học ở lĩnh vực khác chuẩn bị và kiểm tra giả thuyết như chu kỳ hóa sinh học hoặc tiến hóa sinh học.

Bất ngờ ghi lại được khoảnh khắc "bóng ma" đi bên cạnh mình trên núi
Một người đàn ông đã ghi lại khoảnh khắc phát hiện một "bóng ma" đi bên cạnh mình trên núi.

Từ một vùng đất cằn cỗi, vì sao Qatar - nước chủ nhà World Cup 2022 trở thành đất nước giàu bậc nhất hành tinh?
Chỉ trong tầm 30 năm, Qatar đã từ một “làng chài” trở thành vương quốc giàu có tột bậc.

Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?
Trên Trái Đất của chúng ta có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos) nằm ở phía Bắc và Nam Cực (Antarctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Antarktikos) nằm ở phía Nam

Top 7 công trình đã làm thay đổi thế giới của Albert Einstein
Albert Einstein (1879-1955) là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất mọi thời đại, tới mức tên của ông gần như đồng nghĩa với cụm từ "thiên tài".

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá
Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...

Giải mã "bóng người" bí ẩn trên vỉa hè, có phải hiện tượng siêu nhiên?
Thảm họa hạt nhân Hiroshima và Nagasaki để lại nhiều câu hỏi bí ẩn, điển hình như những "bóng người" bí ẩn xuất hiện trên các vỉa hè, bậc thang công cộng ngoài đường phố.
