Bên trong tàu vũ trụ Orion sẽ đưa con người quay lại Mặt trăng

NASA giới thiệu thiết kế cuối cùng của tàu vũ trụ Orion sẽ được dùng để chở phi hành gia tới Mặt trăng lần đầu tiên sau nửa thế kỷ.

Bên trong tàu vũ trụ Orion sẽ đưa con người quay lại Mặt trăng
Tấm ốp bảo vệ vỏ bọc sau của tàu Orion. (Ảnh: NASA).

NASA chia sẻ những hình ảnh mới của tàu vũ trụ Orion sẽ bay quanh Mặt trăng trong nhiệm vụ Artemis 2, dự kiến cất cánh sớm nhất vào tháng 9/2025 với 4 phi hành gia trong cabin, Space hôm 18/1 đưa tin. Nội thất cabin chở phi hành đoàn của tàu Orion được hoàn thành tại Trung tâm vũ trụ Kennedy của NASA tại Florida. Các nhân viên cũng lắp tấm ốp bảo vệ vỏ bọc sau và cách nhiệt ở mặt ngoài.

Bên trong tàu vũ trụ Orion sẽ đưa con người quay lại Mặt trăng
Khoang nội thất đang được lắp đặt của tàu Orion tại Trung tâm vũ trụ Kennedy. (Ảnh: NASA).

4 phi hành gia tham gia nhiệm vụ Artemis 2 là chỉ huy Reid Wiseman, phi hành gia Victor Glover (Glover sẽ trở thành người da đen đầu tiên rời quỹ đạo thấp của Trái đất), chuyên viên nhiệm vụ Christina Koch (người phụ nữ đầu tiên bay xa hơn LEO) của NASA và chuyên viên nhiệm vụ Jeremy Hansen của Cơ quan vũ trụ Canada.

Bên trong tàu vũ trụ Orion sẽ đưa con người quay lại Mặt trăng
Cửa sổ bao quanh buồng lái của tàu vũ trụ Orion. (Ảnh: NASA).

Bộ tứ sẽ trở thành những phi hành gia đầu tiên sử dụng tàu vũ trụ Orion. Tàu Orion đã bay vào không gian hai lần trước đây trong nhiệm vụ không người lái, do đó không lắp đặt thiết bị hỗ trợ sự sống. Đó là nhiệm vụ Artemis 1 tới quỹ đạo Mặt trăng cuối năm 2022 và chuyến bay ngắn lên quỹ đạo Trái đất năm 2014.

Artemis 2 sẽ là nhiệm vụ chở phi hành gia đầu tiên của chương trình Artemis, mở đường cho mục tiêu đưa con người đáp xuống Mặt trăng trong nhiệm vụ Artemis 3. Cả Artemis 2 và Artemis 3 đều bị trì hoãn vào tháng 1/2024, do một số vấn đề kỹ thuật. Trong khi Artemis 2 bị lùi lại 9 tháng tới tháng 9/2025, Artemis 3 dự kiến diễn ra sau đó một năm, tức năm 2026. Chương trình Artemis đặt mục tiêu xây dựng khu định cư gần cực nam của Mặt trăng để tranh thủ nguồn tài nguyên nước tại đó.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu đổ bộ Mặt trăng Odysseus của Mỹ gửi bức ảnh đầu tiên về Trái đất

Tàu đổ bộ Mặt trăng Odysseus của Mỹ gửi bức ảnh đầu tiên về Trái đất

Tàu vũ trụ tự động Odysseus của công ty Intuitive Machines chụp một số bức ảnh selfie với Trái Đất không lâu sau khi phóng trên tên lửa Falcon 9 của SpaceX hôm 15/2.

Đăng ngày: 20/02/2024
Báu vật từ OSIRIS-Rex tiết lộ

Báu vật từ OSIRIS-Rex tiết lộ "hạt giống sự sống” xưa hơn Trái đất

Báu vật mà sứ mệnh 1 tỉ USD của NASA mang về ngày càng tăng độ quý giá sau những phân tích.

Đăng ngày: 20/02/2024
Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là

Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là "Bức tường lửa"

Vùng heliopause ở rìa Hệ Mặt trời có mức nhiệt nóng tới 30.000 - 50.000 độ C, được đo đạc bởi bộ đôi tàu Voyager của NASA.

Đăng ngày: 19/02/2024
Từ Trái đất, bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật trên Trạm Vũ trụ Quốc tế

Từ Trái đất, bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật trên Trạm Vũ trụ Quốc tế

Ca phẫu thuật từ xa đầu tiên trên trạm vũ trụ quốc tế kéo dài khoảng 2 giờ với 6 bác sĩ phẫu thuật vận hành robot được trang bị camera và 2 cánh tay.

Đăng ngày: 16/02/2024
Ụ mối truyền cảm hứng cho thiết kế nơi trú ẩn trên Mặt trăng

Ụ mối truyền cảm hứng cho thiết kế nơi trú ẩn trên Mặt trăng

Các phi hành gia NASA thuộc Chương trình Artemis có thể dùng nơi ở tạm thời được xây dựng bởi đàn robot, và lấy cảm hứng từ những ụ mối.

Đăng ngày: 16/02/2024
Tàu đổ bộ tư nhân Odysseus của Mỹ phóng tới Mặt trăng

Tàu đổ bộ tư nhân Odysseus của Mỹ phóng tới Mặt trăng

Tàu đổ bộ Odysseus, hay Odie, cất cánh trên tên lửa Falcon 9 của SpaceX từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy, Florida, lúc 13h05 hôm qua (giờ Hà Nội).

Đăng ngày: 16/02/2024
Gặp trục trặc, tàu Voyager 1 mất liên lạc suốt nhiều tháng

Gặp trục trặc, tàu Voyager 1 mất liên lạc suốt nhiều tháng

Trục trặc liên lạc ngăn tàu thăm dò Voyager của NASA, tàu vũ trụ bay xa Trái đất nhất trong lịch sử, truyền dữ liệu về nhà khiến các nhà khoa học ngày càng lo ngại.

Đăng ngày: 16/02/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News