Kính viễn vọng không gian James Webb tiết lộ hình ảnh ngoạn mục của thiên hà xa xôi
Kính viễn vọng không gian James Webb ghi lại hình ảnh về một thiên hà xa xôi có tên NGC 5068.
Hình ảnh thiên hà NGC 5068 do Kính viễn vọng không gian James Webb chụp lại. (Nguồn: NASA).
Nằm cách Trái đất khoảng 17 triệu năm ánh sáng, hình ảnh của thiên hà này cho thấy sự tồn tại của hàng triệu ngôi sao.
Mỗi chấm sáng trắng đại diện cho một ngôi sao và chỉ riêng trong hình ảnh này đã có hàng nghìn ngôi sao, nhiều ngôi sao trong số đó được nhìn thấy ở trung tâm, nơi diễn ra hầu hết các hoạt động của thiên hà. Người ta có thể quan sát thấy một phần của thiên hà này giống như một vệt ánh sáng trắng kéo dài ở phía trên bên trái. Nhờ lớp bụi ấm được tạo ra từ quá trình hình thành sao, trung tâm của các thiên hà trở nên siêu sáng.
Hiện tại, kính viễn vọng không gian James Webb đang quan sát một loạt các thiên hà, giúp con người hiểu biết hơn về cách thức hình thành các ngôi sao. Với bước sóng hồng ngoại rất mạnh, kính này đã chụp được hình ảnh của thiên hà xoắn ốc IC 5332, thiên hà M74 hay còn được gọi là "Thiên hà ma"...
Bước sóng hồng ngoại không thể nhìn thấy bằng mắt người, nhưng chúng rất quan trọng để nghiên cứu không gian, nhờ đó, kính James Webb có thể nhìn thấy những chi tiết mà các kính viễn vọng khác không thể.
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết: “Bằng cách quan sát sự hình thành của các ngôi sao trong các thiên hà lân cận, các nhà thiên văn học hy vọng sẽ thu được những tiến bộ khoa học lớn với một số dữ liệu đầu tiên có sẵn nhờ kính viễn vọng không gian James Webb”.

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Ảnh sốc từ NASA/ESA: "Cửa sổ" vượt thời gian 2 tỉ năm cho chúng ta?
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được một vòng ánh sáng khổng lồ là 2 thiên hà va chạm.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Vệ tinh của Nga có thể chụp ảnh Trái đất với độ phân giải lên tới nửa mét
Vệ tinh radar Kondor-FKA-M thế hệ mới của Nga sẽ có khả năng chụp ảnh bề mặt Trái Đất với độ phân giải cao tới 0,5 mét.

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.
