Bên trong thị trấn ma từng bị núi lửa phun trào khiến 20.000 người thiệt mạng

Hơn ba thập kỷ kể từ thảm hoạ núi lửa thảm khốc, thị trấn ở Armero (Colombia) chỉ còn là nơi không người với đống tàn tích đổ nát.

Bên trong thị trấn ma từng bị núi lửa phun trào khiến 20.000 người thiệt mạng
Thị trấn ở Armero (Colombia) giờ đây chỉ còn là nơi không người với đống tàn tích đổ nát. (Ảnh: AFP).

Vào ngày 13/11/1985, núi lửa Nevado del Ruiz ở Tolima, Colombia đột ngột phun trào sau 69 năm không hoạt động. Cú nổ đã khiến bốn dòng lahar (lượng lớn các bùn, đá và tro trượt xuống sườn của núi lửa với tốc độ nhanh) khổng lồ càn quét các thị trấn ở Armero, cướp đi sinh mạng của hơn 20.000 trong số gần 29.000 cư dân sống tại đó.

Các nỗ lực cứu hộ đã bị cản trở do lớp bùn dày đặc, khiến việc di chuyển đến đó vô cùng khó khăn. Khi các nhân viên cứu trợ đến được thị trấn sau 12 giờ xảy ra vụ phun trào núi lửa, nhiều nạn nhân bị thương nặng đã chết. Thị trấn ở Nam Mỹ nhộn nhịp một thời lúc ấy đã tràn ngập cây đổ, thi thể người và đống đổ nát khổng lồ từ những công trình kiến trúc bị sập.

Bên trong thị trấn ma từng bị núi lửa phun trào khiến 20.000 người thiệt mạng
Thảm kịch Armero xảy ra vào ngày 13/11/1985. (Ảnh The Sun).

Bên trong thị trấn ma từng bị núi lửa phun trào khiến 20.000 người thiệt mạng
Dòng bùn đá (lahar) chảy nhanh từ núi lửa càn quét thị trấn khi người dân đang chìm vào giấc ngủ. (Ảnh The Sun).

Theo các báo cáo, thảm họa vốn đã có thể tránh được nếu không bỏ qua những cảnh báo trước đó. Chỉ một tháng trước khi núi lửa phun trào, Marta Lucía Calvache Velasco - giám đốc kỹ thuật của Cơ quan Địa chất Colombia (SGC) đã nghiên cứu núi lửa. Sau đó, bà và các đồng nghiệp đệ trình một báo cáo lên Quốc hội Colombia, mô tả lịch sử của địa điểm này và cảnh báo rằng có thể sẽ xảy ra một vụ phun trào trong vài tháng hoặc vài năm tới.

Ngày xảy ra thảm hoạ, nhiều nỗ lực sơ tán đã được thực hiện nhưng một cơn bão dữ dội đã gây hạn chế thông tin liên lạc. Nhiều nạn nhân vẫn ở trong nhà theo như hướng dẫn với suy nghĩ rằng vụ phun trào đã kết thúc. Tuy nhiên, nhiều ý kiến tin rằng tiếng ồn từ cơn bão có thể đã khiến người dân trong khu vực không thể nghe thấy âm thanh núi lửa phun trào.

Trận lahar đầu tiên tấn công thị trấn lúc 11 giờ 30 phút tối, tất cả bốn dòng lahar đều kéo dài hơn ba giờ và khiến 85% thị trấn bị bao phủ trong bùn. Những người sống sót mô tả mọi người bám vào những khối bê tông vỡ từ nhà của họ để cố gắng nổi lên lớp bùn dày.

Phần đầu của dòng lahar chứa những tảng đá có thể đè bẹp bất kỳ ai trên đường nó quét qua, phần chảy chậm hơn thì rải rác đầy những viên đá sắc nhọn dễ gây thương tích. Chỉ trong vài phút sau đó, bùn sẽ len lỏi vào các vết thương hở và các bộ phận cơ thể khác như mắt, tai và miệng, gây ngạt thở cho những người bị chôn vùi trong đó.

Bên trong thị trấn ma từng bị núi lửa phun trào khiến 20.000 người thiệt mạng
Toàn bộ thị trấn gần như đã bị phá huỷ hoàn toàn sau thảm kịch. (Ảnh The Sun).

Bên trong thị trấn ma từng bị núi lửa phun trào khiến 20.000 người thiệt mạng
Rễ cây và dây leo bao phủ tàn tích còn lại. (Ảnh The Sun).

Bên

Bên trong thị trấn ma từng bị núi lửa phun trào khiến 20.000 người thiệt mạng
Khung cảnh hoang tàn ở thị trấn không người ở hơn 3 thập kỷ. (Ảnh The Sun).

Bên trong thị trấn ma từng bị núi lửa phun trào khiến 20.000 người thiệt mạng
Tổng cộng 13 thị trấn và làng mạc đã bị phá hủy trong thảm kịch Armero. (Ảnh The Sun).

Sau thảm kịch, một trong những nạn nhân là cô bé Omayra Sanchez, 13 tuổi đã trở biểu tượng ám ảnh của vụ phun trào núi lửa Nevado del Ruíz. Omayra Sanchez bị mắc kẹt suốt 60 giờ trong nước cao tới tận cổ và đôi chân bị một lớp bê tông đè lên.

Thời điểm đó, phương án cưa phần chân bị đè để cứu cô bé không khả thi, do các bác sĩ địa phương thiếu thiết bị phẫu thuật cần thiết. Và cuối cùng, điều nhân đạo nhất mà họ có thể làm là để em cứ thế ra đi. Đến 16/11, ba ngày sau thảm hoạ núi lửa tấn công Armero, Omayra Sanchez qua đời.

Sau thảm họa thiên nhiên tàn khốc, Armaro không bao giờ được xây dựng lại và những người sống sót được chuyển đến các thị trấn Guayabal và Lerida, khiến Armero trở thành một thị trấn ma.

Bên trong thị trấn ma từng bị núi lửa phun trào khiến 20.000 người thiệt mạng
Ánh mắt vô vọng đầy xót xa của Omayra Sanchez - nạn nhân trong vụ phun trào núi lửa Nevado del Ruíz kinh hoàng. (Ảnh: Frank Fournier).

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phản vật chất - Loại vật chất đắt đỏ nhất thế giới

Phản vật chất - Loại vật chất đắt đỏ nhất thế giới

Phản vật chất là loại vật chất có mức giá cao nhất thế giới với 3,5 x 10 mũ 16 USD cho một gram hạt phản proton.

Đăng ngày: 27/10/2023
Khoa học di truyền thay đổi khái niệm Thập Tự Chinh

Khoa học di truyền thay đổi khái niệm Thập Tự Chinh

Hóa ra, thuật ngữ Thập Tự Chinh không có nghĩa là người châu Âu hay người đã chiến đấu nhân danh Chúa Kitô vào thời Trung Cổ.

Đăng ngày: 27/10/2023
Phác họa cảnh quan cổ xưa dưới đáy của dải băng Đông Nam Cực

Phác họa cảnh quan cổ xưa dưới đáy của dải băng Đông Nam Cực

Một cảnh quan cổ xưa ẩn dưới lớp băng ở khu vực phía đông của châu Nam Cực trong ít nhất 14 triệu năm đã được tiết lộ với sự trợ giúp của dữ liệu vệ tinh và máy bay được trang bị radar xuyên băng.

Đăng ngày: 27/10/2023
Trung Quốc sở hữu một thứ có khả năng đe dọa sự thống trị suốt nhiều thập kỷ của Mỹ

Trung Quốc sở hữu một thứ có khả năng đe dọa sự thống trị suốt nhiều thập kỷ của Mỹ

Đến tháng 1 năm nay, Trung Quốc đã xuất khẩu các sản phẩm liên quan đến hệ thống này tới khoảng 200 quốc gia và khu vực trên thế giới.

Đăng ngày: 27/10/2023
Tảng đá kỳ lạ nặng 200 tấn đứng vững trên mỏm đá tí hon

Tảng đá kỳ lạ nặng 200 tấn đứng vững trên mỏm đá tí hon

Rất nhiều người từng thử xô tảng đá chênh vênh này nhưng họ đều thất bại.

Đăng ngày: 26/10/2023
Sự thật về những truyền thuyết đô thị nổi tiếng thế giới

Sự thật về những truyền thuyết đô thị nổi tiếng thế giới

Nguồn gốc của một vài truyền thuyết đô thị đáng sợ nhất, đôi khi lại xuất phát từ chính sự kiện có thật và ảnh hưởng đến cả thực tế.

Đăng ngày: 26/10/2023
Làm thế nào mà các cuộc chiến tranh cổ đại biết được đối thủ có bao nhiêu quân?

Làm thế nào mà các cuộc chiến tranh cổ đại biết được đối thủ có bao nhiêu quân?

Trong xã hội phong kiến xưa, các bậc đế vương không ngần ngại phát động các cuộc chiến tranh để mở mang lãnh thổ, tuy nhiên ngoài mưu kế thì số lượng có thể nói là mấu chốt của chiến thắng hay thất bại.

Đăng ngày: 26/10/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News