Bệnh đau mắt đỏ tăng ở Hà Nội

Bệnh viện Mắt Trung ương đang tiếp nhận mỗi ngày hàng trăm người đến khám vì chứng đau mắt đỏ, đông nhất là trẻ em. Tiết trời nắng nóng và các hoạt động vui chơi mùa hè là yếu tố chính khiến bệnh dễ lây lan.

Anh Hưng (25 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) bị đau mắt đỏ gần một tuần nay chưa khỏi. Cách đây 3 ngày, cả con mắt thứ hai cũng viêm đỏ và sưng tấy, tiết nhiều nước và dử. Hưng bị lây bệnh từ đồng nghiệp, trong văn phòng của anh (đóng lại khu Giảng Võ) đã có 6-7 người đau mắt đỏ.

Hưng cho rằng mình và một số đồng nghiệp khác bị lây bệnh vì buổi tối họ hay ở lại đêm ở cơ quan, cùng làm việc và xem các trận đấu bóng đá trong giải Euro cho vui, sáng dậy rửa chung vài cái khăn mặt.

Còn cháu Mai (12 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) lại bị đau mắt sau lần đi bơi ở một bể bơi nhỏ gần nhà, rồi lây sang cho bác giúp việc - người ở nhà suốt ngày nên tiếp xúc nhiều với Mai nhất.

Bác sĩ Hoàng Cương, phòng khám Bệnh viện Mắt Trung ương, cho biết tuy không rầm rộ bằng 2 năm trước nhưng thời gian này, số người đến khám vì đau mắt đỏ tăng đáng kể bởi đang vào mùa dịch. Thời tiết nóng, không khí nhiều bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn, virus gây viêm kết mạc. Đây cũng là thời gian các hoạt động du lịch, vui chơi diễn ra nhiều, nhất là với thanh thiếu niên, làm tăng cơ hội phát tán bệnh. Các hồ bơi cũng là yếu tố làm lây lan do vệ sinh không đảm bảo.

Bác sĩ BV Mắt đang khám cho bệnh nhân. (Ảnh: T.N)

Virus adeno là tác nhân chủ yếu gây đau mắt đỏ, lây nhiều nhất qua tiếp xúc tay - mắt. Những người không dùng chung khăn mặt của nhau vẫn có thể lây, vì bàn tay người bệnh dụi lên mắt rồi nắm vào đồ vật như nắm đấm cửa, điện thoại, máy tính... Người khác cũng chạm vào đồ vật đó rồi dụi tay lên mắt. Ngoài ra trong một môi trường hẹp, thông khí kém, virus cũng phát tán ra không khí rồi lây cho người trong phòng.

Việc điều trị chủ yếu là nhỏ kháng sinh phổ rộng và nước muối sinh lý. Bệnh thường khỏi sau 7-10 ngày. Nếu không điều trị, khoảng 12-20% số bệnh nhân có biến chứng như xước giác mạc, viêm dưới biểu mô...

Ngay cả khi đã khỏi, bệnh nhân vẫn có thể lây cho người khác trong vòng 1 tuần. Do đó, người bệnh cần được cách ly tối đa (nghỉ học, nghỉ làm). Nên cất riêng khăn mặt, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, hạn chế cầm nắm đồ vật chung.

Bác sĩ Hoàng Cương lưu ý, bệnh nhân đau mắt đỏ nên tránh một số cách điều trị sai lầm như:

- Nhỏ cortisol quá sớm khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Thuốc này có thể làm bệnh nặng lên, dai dẳng, hoặc gây biến chứng rầm rộ, thậm chí dẫn đến mù lòa.

- Tự ý sử dụng ngay các kháng sinh mạnh, đắt tiền (hay gặp ở người thành phố) hoặc tiêm truyền kháng sinh (hay gặp ở nông thôn). Đây là việc không cần thiết, gây lãng phí và tăng nguy cơ gặp các phản ứng có hại.

- Xông lá trầu không, bạc hà hay các loại lá có tinh dầu: Mắt đang bị viêm sưng, nóng, việc xông dầu nóng càng làm bệnh nặng thêm. Với các trường hợp đã gần khỏi, việc xông một số loại lá mát, không có tinh dầu như lá tre, lá dâu... có thể làm mắt nhẹ bớt. Tuy nhiên, cách này cũng không được khuyến khích và cũng không thực sự cần thiết.
Từ khóa liên quan:

y học

sức khoẻ

đau mắt đỏ

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News