Bệnh hắc lào: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nấm da hắc lào là một trong những bệnh lý thường gặp của da liễu do nhiều loại nấm khác nhau gây nên, các loại nấm khác nhau gây tổn thương ở các vùng khác nhau trên cơ thể.

Hắc lào là một bệnh nhiễm trùng da do nấm. Bệnh dễ lây lan sau khi tiếp xúc với da của người bệnh hoặc thông qua việc dùng chung một số vật dụng cá nhân.

Bệnh thường xuất hiện ở các vùng kín, nếp gấp kẽ lớn như kẽ bẹn 2 bên, nếp lằn mông, vùng quanh thắt lưng...

Nguyên nhân gây bệnh nấm da hắc lào

Nguyên nhân gây ra các chứng bệnh nấm da là do một số loại nấm nhỏ chỉ nhìn được dưới kính hiển vi có tên gọi chung là dermatophytes. Các loại nấm phổ biến là malassezia furfur, trichophyton, microsporum và epidermophyton. Nấm gây ra chứng bệnh nấm da thường rất nhỏ, chỉ có thể nhìn thấy được dưới kính hiển vi và có khả năng phát triển trong môi trường nóng ấm và ẩm ướt. Những người có da dầu hoặc có thay đổi về hormone trong cơ thể làm cho hệ miễn dịch yếu đi cũng dễ bị nấm da hơn bình thường.

Bệnh hắc lào: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Triệu chứng thường gặp phổ biến là hiện tượng ngứa da nhất là khi ra mồ hôi.

Biểu hiện triệu chứng nấm da hắc lào

Triệu chứng thường gặp phổ biến là hiện tượng ngứa da nhất là khi ra mồ hôi, đôi khi kèm theo tróc vảy, bong tróc ở trên bề mặt da.

Tổn thương da

  • Tổn thương ban đầu dưới dạng các đám nhỏ trò như hình đồng xu, hoặc hình bầu dục, ranh giới rõ sau đó lan dần các đám liên kết với nhau tạo thành mảng lớn hình đa cung nổi nhẹ trên bề mặt da.
  • Màu sắc: Đỏ hoặc nâu, thường gây bong tróc vảy có cạnh sắc cứng và ngứa ngay tại vị trí tổn thương. Một số trường hợp có thể kèm theo các mụn nước nhỏ phồng rộp hoặc các mụn mủ vàng do bị bội nhiễm bởi cào, gãi gây xước da tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Nấm da hắc lào có khả năng lây lan sang cho người khác qua tiếp xúc hoặc do dùng chung đồ với người bị bệnh trong giai đoạn các tổn thương đang có mẩn đỏ và bong tróc vảy da.

Nấm da hắc lào thường phát triển ở chân hoặc thân mình với các tổn thương đa dạng về hình thái và vị trí:

Nấm da hắc lào ở đùi

  • Vị trí: thường gặp ở mặt trong của đùi.
  • Triệu chứng: Biểu hiện của nấm da kèm theo đau nhức, ngừa nặng, phát ban đỏ, các mảng nấm có khả năng lan ra các vùng nếp gấp của cơ thể.
    Màu da vùng bị nấm khác hẳn so với vùng da lành, có thể có tình trạng sưng u.

Nấm da hắc lào ở chân

  • Vị trí: xuất hiện ở các kẽ ngón chân và mu bàn chân.
  • Triệu chứng: Tổn thương tróc vảy, nhiều da chết, cảm giác nóng rát vùng bị bệnh, có thể bị phồng da nhẹ, ngứa đặc biệt là ở vùng kẽ ngón chân., nứt nẻ, mùi hôi và khó chịu.

Nấm da hắc lào ở da đầu

  • Vị trí: Có thể ở bất kỳ vị trí nào trên da đầu.
  • Biểu hiện: Triệu chứng ban đầu là nổi mẩn đỏ sưng tấy sau đó bị rụng tóc. Một số trường hợp có thể thấy xuất hiện các mụn mủ kết thành dạng tổ ong, các vết tổn thương da phồng rộp, kích thước nhỏ có chứa mủ thậm chí nặng thì bị sưng đau hoại tử da kèm theo chảy nước trên da tại các tổn thương.
  • Biến chứng: Có thể gây sốt, viêm hạch bạch huyết.

Nấm da hắc lào dạng đa sắc

  • Vị trí: Thường gặp ở vùng cánh tay trên, lưng, ngực và cổ, đôi khi có xuất hiện ở mặt.
  • Biểu hiện: Nấm da đa sắc tố giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu lâm sàng. Sau đó xuất hiện trên da các vết đốm nhỏ với kích thước và màu sắc khác nhau như màu trắng hồng hay nâu đậm, nâu hồng.
  • Tổn thương có vảy, bờ viền rõ kèm theo ngứa.

Cách điều trị nấm da hắc lào

Nấm da hắc lào là tổn thương lành tính của da tuy nhiên dễ bị tái phát nên phải có phương pháp điều trị đúng cách.

Điều trị tại chỗ

  • Dùng thuốc bôi tại chỗ: Dung dịch bôi ASA, BSI, mỡ Benzosali, kem Nizoral...
  • Các thuốc bôi dạng kem có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa, tăng khả năng phục hồi các tổn thương da.

Điều trị toàn thân

  • Điều trị nguyên nhân: Dùng thuốc kháng nấm Itraconazole, nizoral...

Điều trị triệu chứng:

  • Ngứa: Cho dùng thuốc kháng histamin.
  • Nếu có mủ hay bội nhiễm: Sử dụng kết hợp kháng sinh.

Phòng bệnh và dự phòng tái phát nấm da hắc lào

  • Điều trị đúng theo chỉ định hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
  • Không dùng chung đồ với người bị bệnh.
  • Không mặc đồ chật hay quần áo ẩm ướt.
  • Không lạm dụng các loại sữa tắm và xà phòng tắm, lựa chọn sử dụng loại phù hợp với da của bản thân là tốt nhất.
  • Lưu ý điều trị, vệ sinh sạch sẽ đối với các nguồn lây bệnh từ động vật như chó mèo, ngựa...
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ đặc biệt là các vitamin nhóm B.
  • Có chế độ ăn uống, sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý.
  • Điều trị triệt để các bệnh tự miễn hay các bệnh có liên quan đến sức đề kháng của cơ thể.

Nấm da hắc lào cũng như nấm da lang ben đều là những bệnh lý lành tính của da, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây khó chịu bất tiện trong cuộc sống cho người bệnh. Nếu bạn thấy có những bất thường biểu hiện trên da thì hãy đến ngay cơ sở y tế đáng tin cậy để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bệnh viêm kết mạc mùa xuân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm kết mạc mùa xuân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bước vào những tháng xuân hè, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm kết mạc mùa xuân khiến đôi mắt dễ bị dị ứng. Làm sao để phòng ngừa căn bệnh theo mùa này?

Đăng ngày: 29/02/2020
Nổi mụn nước khắp người: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nổi mụn nước khắp người: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tình trạng nổi mụn nước khắp người rất dễ gây ra nhiễm trùng, và đây cũng là dấu hiệu của nhiều căn bệnh khác nhau.

Đăng ngày: 09/01/2020
Cách chữa mụn nhọt sưng to

Cách chữa mụn nhọt sưng to

Cách chữa mụn nhọt sưng to có rất nhiều, nhưng đâu mới là phương pháp phù hợp với bạn nhất? Dưới đây là 8 cách chữa mụn nhọt nhanh chóng, tiện lợi để bạn tham khảo.

Đăng ngày: 03/01/2020
Hội chứng Klinefelter – Những người đàn ông mang gene nữ

Hội chứng Klinefelter – Những người đàn ông mang gene nữ

Hội chứng Klinefelter XXY xuất hiện với tỷ lệ khoảng 1/5000 trẻ sơ sinh nam còn sống. Biểu hiện có thể: tinh hoàn kém phát triển, vô sinh, khó khăn khi học tập,chậm phát triển ngôn ngữ…

Đăng ngày: 31/12/2019
Chốc mép: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chốc mép: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chốc mép là căn bệnh về da liễu thường gặp phổ biến khi thời tiết lạnh. Bệnh có khả năng lây nhiễm và gặp nhiều ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

Đăng ngày: 30/12/2019
Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trẻ em hiếu động và nghịch ngợm là chuyện bình thường, tuy nhiên nếu trẻ có mức độ hoạt động quá mức thì lại là một bệnh và cần được can thiệp sớm.

Đăng ngày: 29/12/2019
Viêm mũi có mủ là gì?

Viêm mũi có mủ là gì?

Viêm mũi mủ là tình trạng sung huyết đỏ ở niêm mạc mũi, mủ mũi sẽ tiết ra nhiều chất nhờn, có thể chất nhờn đặc đi lẫn với mủ vàng xanh và có mùi hôi thối.

Đăng ngày: 20/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News