Bệnh nhân chờ ghép đầu muốn thuyết phục thế giới

Valery Spiridonov, người đầu tiên trên thế giới tình nguyện tham gia thí nghiệm ghép đầu người bay tới Mỹ hôm 9/6 để gặp bác sĩ phẫu thuật và thuyết phục các chuyên gia y tế.

  • Bác sĩ Italy: "Cấy ghép đầu giúp con người tiến gần bất tử"
  • Ca phẫu thuật ghép đầu người đầu tiên trong lịch sử

Người đầu tiên tham gia phẫu thuật ghép đầu muốn thuyết phục thế giới

Theo Inquistir, đây là lần đầu tiên Valery gặp bác sĩ phẫu thuật người Italy Sergio Canavero. Cả hai sẽ tham dự một hội nghị y tế tổ chức ở Annapolis, thủ phủ bang Maryland.

Bệnh nhân chờ ghép đầu muốn thuyết phục thế giới
Valery tại sân bay Moscow hôm 9/6. (Ảnh: East2west News)

"Chúng tôi sẽ cùng thuyết trình. Tôi sẽ nói vì bản thân. Tôi hy vọng chuyến đi lần này sẽ thúc đẩy cuộc cấy ghép, thuyết phục giới y học và được cộng đồng khoa học ủng hộ," Valery nói.

Anh hy vọng sẽ tìm được cơ thể hiến phù hợp trong vòng hai năm tới. "Tôi không vội vàng phẫu thuật ngay, nhưng nếu tất cả diễn ra đúng kế hoạch, ca cấy ghép sẽ được thực hiện trong hai năm tới, vào năm 2017," tình nguyện viên người Nga nói.

"Ca cấy ghép phụ thuộc nhiều vào hội nghị lần ngày. Lý tưởng nhất là thực hiện nó ở Mỹ," Valery cho biết. "Tôi không chỉ đóng vai trò là bệnh nhân trong ca phẫu thuật. Trên hết, tôi là một nhà khoa học, một kỹ sư, tôi quyết tâm thuyết phục mọi người - các chuyên gia y tế - rằng cuộc phẫu thuật là cần thiết. Tôi không điên, và không vội vàng đi cắt đầu mình, hãy tin tôi."

Anh hiện là nhà khoa học máy tính và làm việc cho một hãng công nghệ thông tin. Valery mắc chứng rối loạn teo cơ di truyền và căn bệnh ngày càng diễn biến xấu đi theo thời gian.

Thông thường, người mắc bệnh không sống quá 20 năm. Valery cho rằng đây không chỉ là cơ hội tuyệt vời giúp anh kéo dài sự sống, mà còn có thể đóng góp một phần nào đó cho nền tảng nghiên cứu khoa học trong tương lai, dù kết quả có như thế nào.

Theo RT, ca phẫu thuật của Valery sẽ do nhà giải phẫu học thần kinh Italy Sergio Canavero tiến hành, dự kiến kéo dài 36 giờ với sự tham gia của 150 bác sĩ và y tá. Não của bệnh nhân được làm lạnh ở mức 10-15 độ C để kéo dài thời gian tồn tại của tế bào trong điều kiện không có oxy. Sau đó, Canavero dùng dao mổ để cắt qua tủy sống và sử dụng một loại keo sinh học đặc biệt để kết nối phần đầu với cơ thể mới. Sau phẫu thuật, Valery sẽ ở trạng thái hôn mê khoảng 3-4 tuần và được ức chế miễn dịch.

Bệnh nhân chờ ghép đầu muốn thuyết phục thế giới
Bác sĩ Sergio Canavero, người nguyên bố có thể ghép đầu người năm 2017. (Ảnh: oggi.it)

Trong tuyên bố hồi đầu năm nay, Canavero từng cho biết ông có thể thực hiện ca cấy ghép đầu tiên trên thế giới trong hai năm tới và khẳng định rằng trong vòng một năm, người được ghép đầu có thể nói và đi lại bình thường. Canavero tin rằng phương pháp trên sẽ thành công vì ông sử dụng một lưỡi dao rất sắc, hạn chế nguy cơ tổn thương tủy sống. (Thông thường, tổn thương này sẽ gây liệt). Ông gọi chất liệu dùng để kết nối các dây thần kinh là một "thành phần ma thuật".

Richard Borgens, giám đốc Trung tâm nghiên cứu bại liệt của Đại học Purdue, Mỹ, nhận định ý tưởng của Canavero không có tính đảm bảo. "Không có bằng chứng nào cho thấy sự kết nối giữa dây cột sống và não bộ sẽ khiến chức năng vận động hoặc cảm giác hoạt động hiệu quả sau khi đầu được ghép nối", ông nói.

Cách đây 45 năm, chuyên gia Robert J. White người Mỹ từng thực hiện ca ghép đầu khỉ, nhưng nó chỉ sống được 8 ngày. Con khỉ không thể thở và di chuyển vì tủy sống ở đầu và cơ thể không kết nối với nhau.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nữ tiến sĩ Việt tách chất tăng cường sinh lực từ cây thuốc

Nữ tiến sĩ Việt tách chất tăng cường sinh lực từ cây thuốc

Nhóm nghiên cứu của TS Phạm Hương Sơn đã thử nghiệm trên chuột, sau khi tách chiết thành công hợp chất kích thích sinh lực trên cây bạch tật lê.

Đăng ngày: 17/07/2018
Sự thật thú vị: Những ý tưởng kiệt xuất của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein xuất hiện trong lúc ông...rảnh rỗi nhất

Sự thật thú vị: Những ý tưởng kiệt xuất của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein xuất hiện trong lúc ông...rảnh rỗi nhất

Ít ai biết rằng, những ý tưởng kiệt xuất góp phần thay đổi nền khoa học thế giới của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein lại xuất hiện trong những lúc ông đang đi rong chơi, nghỉ ngơi trên biển.

Đăng ngày: 08/07/2018
Nữ tiến sĩ tìm ra chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị

Nữ tiến sĩ tìm ra chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị

Biết được cây bù dẻ tía có tác dụng chữa nhiều loại bệnh, PGS Nguyễn Thị Hoài đã tìm cách nghiên cứu thành phần hóa học của cây.

Đăng ngày: 29/06/2018
Nữ tiến sĩ y khoa được thưởng gần 300 triệu đồng cho bài báo quốc tế

Nữ tiến sĩ y khoa được thưởng gần 300 triệu đồng cho bài báo quốc tế

Nghiên cứu về thụ tinh ống nghiệm của TS Vương Thị Ngọc Lan và cộng sự được đăng trên tạp chí y khoa lớn nhất thế giới.

Đăng ngày: 22/06/2018
Người phụ nữ bị thiên thạch rơi trúng người

Người phụ nữ bị thiên thạch rơi trúng người

Theo báo Anh, The Daily Mirror, thì cứ mỗi 7.000 năm sẽ có 1 người bị thương hoặc bị chết bởi trúng một viên đá trời hay một thực thể đá từ ngoài vũ trụ rơi xuống trái đất.

Đăng ngày: 19/06/2018
Nhà phát minh vĩ đại những xa lạ với hầu hết mọi người

Nhà phát minh vĩ đại những xa lạ với hầu hết mọi người

Ovshinsky là một nhà phát minh vĩ đại với hơn 400 bằng sáng chế, trong đó có pin nickel-metal hydride vẫn đang được sử dụng để cấp năng lượng cho nhiều loại xe hybrid.

Đăng ngày: 01/06/2018
Lạ kỳ gia đình có

Lạ kỳ gia đình có "gene" đạt giải Nobel

Marie Curie là nữ khoa học gia đầu tiên đạt giải Nobel, đồng thời cũng là người đầu tiên đạt giải 2 giải Nobel trên 2 lĩnh vực khác nhau.

Đăng ngày: 30/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News